Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Giá xăng dầu có thể giảm 800 đồng vào ngày mai

(VOH)-Giá xăng dầu ngày 10/1 trái chiều, dầu thô Brent tiếp đà tăng mạnh. Giá xăng dầu trong nước có thể giảm 800 đồng do giá bình quân toàn chu kỳ theo giá thế giới giảm.
Giá xăng dầu hôm nay 10/1/2023
Ảnh minh họa: internet

Giá xăng dầu trong nước

Bộ Công thương đến nay chưa cập nhật thông tin về giá xăng dầu trên thị trường Singapore trong 10 ngày qua. Tuy nhiên, theo dữ liệu nhập khẩu của một số doanh nghiệp đầu mối, giá bình quân toàn chu kỳ theo giá thế giới trong 10 ngày qua có giảm nhẹ. Cập nhật đến ngày 6.1, xăng RON95 là 89,96 USD/thùng, xăng E5 RON92 là 86,45 USD/thùng, dầu diesel 106,09 USD/thùng...

Một lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu khu vực phía nam cho biết, tại lần điều chỉnh giá ngày mai 11.1, căn cứ vào giá thế giới, giá trong nước có thể giảm nhẹ từ 100 - 300 đồng/lít, chưa bao gồm quỹ bình ổn giá xăng dầu. Vị này nói, nếu cơ quan điều hành tăng chi quỹ bình ổn nhằm hỗ trợ người tiêu dùng sử dụng nhiều nhiên liệu trước Tết Nguyên đán, mức giảm có thể cao hơn. Ngược lại, nếu trích quỹ giữ luôn thì có thể không giảm.

Ngày 3.1, Bộ Công thương đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước tăng theo Nghị quyết 30/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu. Nếu chiều nay giá được điều chỉnh tăng tiếp, đây là kỳ điều hành tăng giá xăng kỳ thứ 2 liên tiếp của năm 2023.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 10/1/2023

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Giá xăng dầu có thể giảm vào ngày mai 2

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu ngày 10/1, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,2% xuống 74,77 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 3 tăng 1,57% lên 79,8 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới ngày 10/1/2023

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Giá xăng dầu có thể giảm vào ngày mai 3

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 1,4% lên 79,65 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,2% lên 74,63 USD.

Giá dầu thô tăng hơn 1% trong phiên hôm qua sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại thúc đẩy triển vọng nhu cầu nhiên liệu và xoa dịu lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 4,3% trong năm 2023, cao hơn mức 3% của năm 2022. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu năng lượng, trong đó có dầu thô, sẽ được cải thiện đáng kể.

Đợt phục hồi này là một phần trong nỗ lực thúc đẩy tâm lý rủi ro, được hỗ trợ bởi cả việc mở cửa trở lại của nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và hy vọng lãi suất của Mỹ sẽ tăng chậm hơn, với thị trường chứng khoán tăng điểm trong khi đồng USD suy yếu.

Bất chấp sự phục hồi của giá dầu trong phiên đầu tuần, vẫn có lo ngại rằng lượng lớn du khách Trung Quốc có thể gây ra một đợt gia tăng số ca mắc COVID khác trong khi những lo ngại về kinh tế cũng kéo dài.

Những lo ngại đó được phản ánh trong cấu trúc thị trường dầu mỏ. Cả hợp đồng ngắn hạn của dầu thô Brent và dầu thô của Mỹ đang được giao dịch ở mức chiết khấu cho tháng tới.