Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Chưa dứt đà lao dốc do lo ngại Fed sớm tăng lãi suất

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 13/11 giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng nay do lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Giá xăng dầu thế giới giảm

Giá xăng dầu ngày 13/11, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 1,07% xuống 80,72 USD/thùng vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 1 cũng giảm 1,06% xuống 81,99 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 13/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h50 ngày 13/11/2021

Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Chưa dứt đà lao dốc do lo ngại Fed sớm tăng lãi suất 2

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu (12/11), giá dầu thô Brent giao sau giảm 0,8%, xuống 82,17 USD/thùng. Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1% xuống 80,79 USD/thùng.

Cả hai loại dầu thô đều ghi nhận tuần giảm thứ 3 liên tiếp, do đồng USD mạnh và dự đoán chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể giải phóng dầu từ khi kho Dự trữ Dầu chiến lược Mỹ để hạ nhiệt giá. Giá dầu Brent kết thúc tuần giảm 0,8%, trong khi dầu WTI giảm 0,7%.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, Jennifer Granholm, hôm thứ Hai (8/11) cho biết, ông Biden có thể hành động ngay trong tuần này để giải quyết vấn đề giá xăng dầu tăng vọt. Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên tuần thứ ba liên tiếp, thêm 6 giàn lên 556 giàn trong tuần tính đến ngày 12 tháng 11, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020.

Đầu tuần, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết chính quyền Washington có thể hành động ngay trong tuần này để giải quyết đà tăng vọt của giá xăng dầu.

Còn theo Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group, bất kể thông báo nào sẽ chỉ có tác động ngắn hạn đến giá, nhưng sự không chắc chắn khiến thị trường suy yếu một chút.

Ở một diễn biến khác, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), hôm 11/11, đã hạ báo nhu cầu dầu thế giới trong quý IV/2021, giảm 330.000 thùng/ngày so với dự báo của tháng trước do giá năng lượng cao cản trở sự phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19.

OPEC, Nga và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, đã nhất trí vào tuần trước duy trì kế hoạch bổ sung 400.000 thùng/ngày vào thị trường mỗi tháng, theo Reuters.

OPEC và các đồng minh ít nhất sẽ cần phải tạm dừng việc nới lỏng nguồn cung trong năm mới. Nếu không hành động, kho dự trữ dầu toàn cầu tăng một lần nữa, ông nói thêm.