Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 14/6: Bất ngờ quay đầu giảm

(VOH) Giá xăng dầu ngày 14/6 giảm sau khi tăng trở lại trên 120 USD/thùng do khả năng nguồn cầu giảm từ Trung Quốc và nguồn cung eo hẹp đang đè nặng lên giá dầu.

Giá xăng dầu thế giới giảm

Giá xăng dầu ngày 14/6, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,22% xuống 120,66 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 8 cũng giảm 0,25% xuống 121,97 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 14/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 14/6/2022

Giá xăng dầu hôm nay 14/6: Bất ngờ quay đầu giảm 2

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Hai (13/6), giá dầu thô Brent tăng 26 US cent lên 122,27 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ cũng tăng 26 US cent lên 120,93 USD/thùng. Phiên giao dịch biến động mạnh, với giá giảm khoảng 3 USD/thùng vào đầu phiên.

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch đầy biến động của ngày thứ Hai (13/6), vì tình trạng nguồn cung toàn cầu thắt chặt lấn át lo ngại về nhu cầu gây ra bởi các ca bùng phát COVID-19 tại Trung Quốc và triển vọng về những đợt tăng lãi suất.

Nguồn cung dầu bị thắt chặt, với OPEC và các đồng minh không thể cung cấp đầy đủ sản lượng đã cam kết tăng do nhiều nhà sản xuất thiếu năng lực, các lệnh trừng phạt đối với Nga và tình hình bất ổn ở Libya đã làm giảm sản lượng.

Dầu đã tăng mạnh trong năm 2022 khi cuộc tấn công hồi tháng 2 của Nga vào Ukraine làm gia tăng lo ngại về nguồn cung, và do nhu cầu phục hồi sau các đợt ngừng hoạt động liên quan đến đại dịch COVID-19.

Tháng 3, giá dầu Brent đạt 139 USD, mức cao nhất kể từ năm 2008. Tuần trước, giá của cả hai loại dầu đều tăng hơn 1%.

Ông Robert Yawger của Mizuho ​​cho biết thị trường đang vật lộn với việc thiếu nguồn cung dầu từ Nga và giờ càng trở nên căng thẳng hơn với tình hình tại Libya.

Hôm 11/6, giá xăng trung bình của Mỹ lần đầu tiên vượt 5 USD/gallon, dữ liệu của AAA cho thấy.

Trước những lo ngại về nhu cầu, quận Chaoyang đông dân nhất của Bắc Kinh đã công bố ba đợt xét nghiệm hàng loạt để dập tắt đợt bùng phát COVID-19 dữ dội.

Theo ông Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures, vì không biết điều gì sẽ xảy ra với Trung Quốc, tâm trạng trên thị trường lúc này đang rất xấu.

Lo ngại về việc tăng lãi suất lên cao hơn nữa, sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ hôm thứ Sáu (10/6) cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tăng 8,6% trong tháng trước, cũng gây áp lực giảm lên giá dầu.

Các thị trường tài chính khác cũng giảm do các nhà đầu tư lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể thắt chặt chính sách quá mạnh và gây ra sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Quyết định chính sách tiếp theo của Fed là vào thứ Tư (15/6).

S&P 500 đang trong đà xác nhận một thị trường giá xuống, theo Reuters.

Goldman Sachs cũng đã nhấn mạnh về việc giá năng lượng ở Mỹ sẽ cần phải tăng mạnh hơn để người tiêu dùng cắt giảm nhu cầu. Trong bối cảnh mà năng lực sản xuất dầu của Mỹ hay OPEC+ đều bị giới hạn, còn nguồn cung từ Iran khó quay lại với thị trường dầu thô thế giới, nhiều khả năng giá dầu vẫn có thể giữ được ở vùng cao như hiện nay.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Ở kỳ điều hành ngày 13/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 14/6/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 14/6: Bất ngờ quay đầu giảm 3