Đầu giờ sáng 15/11, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2018 trên sàn New York Mercantile Exchanghe ở mức 55,88 USD/thùng, giảm 37 cent trong phiên nhưng tăng 21 cent/thùng so với hôm qua.
Trong khi đó, giá dầu brent giao tháng 1/2019 đứng ở mức 65,78 USD/thùng, giảm 34 cent trong phiên nhưng tăng 14 cent/thùng so với hôm qua.
So với đỉnh 4 năm thiết lập hồi đầu tháng 10, giá dầu WTI dầu Brent giảm lần lượt 27% và 25%.
Ảnh minh họa: internet
Giá dầu thế giới bất ngờ tăng nhẹ trong bối cảnh những thông tin trên thị trường cho thấy nguồn cung đang tăng cao, ước tính trung bình ở mức khoảng 100,7 triệu thùng/ngày trong tháng trước, cao hơn 2,6 triệu thùng so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, giá dầu thế giới đã trải qua 10 phiên giảm giá liên tiếp. Giá dầu giảm mạnh do những lo ngại về việc dư thừa nguồn cung ngày càng tăng. Việc Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt với Iran và việc Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng kêu gọi OPEC không giảm sản lượng dầu được cho là những yếu tố đã tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường.
Trước đó, theo dữ liệu được công bố thì sản lượng khai thác dầu của Nga, Mỹ và Saudi Arabia hiện đã đạt trên 33 triệu tấn/ngày, mức cao kỷ lục tính đến thời điểm hiện tại.
OPEC và một số nước đối tác đang thảo luận việc giảm sản lượng khai thác khoảng 1,4 triệu thùng/ngày, tăng 400.000 thùng/ngày so với mức hiện tại. Tuy nhiên, Nga có thể không tham gia trong đợt giảm sản lượng này, theo Reuters.
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak vẫn cho rằng việc giảm khẩn cấp sản lượng dầu để ngăn đà lao dốc của giá mặt hàng này là không cần thiết. “Thị trường biến động khá mạnh trong ngày hôm nay 14/11. Chúng ta nên nhớ rằng giá dầu vài tuần trước cũng từng tăng chóng mặt y như cách nó giảm hiện nay. Chúng ta phải nhìn vào diễn biến dài hạn, xem làm cách nào bình ổn giá dầu”, ông Novak nói.
Một nguồn tin cho biết, nếu chấp nhận giảm nguồn cung, Nga sẽ giảm với tốc độ chậm chạp.
Cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng nguồn cung dầu thô sẽ vượt nhu cầu do kinh tế toàn cầu chững lại, đặc biệt là Trung Quốc.
Ở động thái khác, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã lên tiếng hoan nghênh sự gia tăng trong dự trữ dầu mỏ toàn cầu gần đây và coi đó là sự đảm bảo để giúp chống đỡ với các vấn đề có thể phát sinh đối với nguồn cung.
IEA dự báo nguồn cung dầu mỏ toàn cầu sẽ vượt cầu trong năm 2019, giữa bối cảnh nguồn cung tiếp tục tăng lên trong lúc nhu cầu và mức tăng về tiêu thụ đối mặt với nguy cơ sụt giảm do kinh tế tăng trưởng chậm lại. Điều này sẽ giúp giá dầu thế giới ổn định ở mức thấp trong thời gian dài tới đây.
Giá xăng Mỹ giao sau lúc 7h17 ngày 15/11 giảm nhẹ 0,32 xuống 1,54 USD/gallon.
Giá xăng 95 Singapore giao tháng 12 lúc 16h25 ngày 13/11 (giờ địa phương) tăng 1% lên 68,8 USD/thùng. Hợp đồng xăng 92 giao tháng 12 giảm 1% xuống 67 USD/thùng.
Giá xăng dầu trong nước điều chỉnh giảm 1.100 đồng/lít kể từ chiều 6/11/2018
15h00 chiều 6/11, Liên Bộ Công Thương – Tài chính ra quyết định điều hành giá xăng dầu.
Cụ thể, xăng E5 giảm 1.082 đồng/lít với giá bán tối đa là 19.600 đồng/lít; xăng RON95 giảm 1.138 đồng/lít ghi nhận mức bán lẻ tối đa là 21.065 đồng/lít; dầu diesel giảm 67 đồng/lít; dầu hỏa và dầu mazut giữ ổn định giá.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 20 đợt điều chỉnh, trong đó 6 lần tăng giá, 2 lần giảm và 12 lần giữ ổn định. Tổng cộng, giá xăng đã tăng thêm hơn 1.000 đồng mỗi lít so với đầu năm.
Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 15/11/2018 (Đơn vị: đồng)
Sản phẩm |
Vùng 1 |
Vùng 2 |
---|---|---|
Xăng RON 95-IV |
21.210 |
21.630 |
Xăng RON 95-II,III |
21.060 |
21.480 |
Xăng E5 RON 92-II |
19.600 |
19.990 |
DO 0.05S |
17.080 |
17.420 |
DO 0,001S-V |
18.640 |
19.010 |
Dầu hỏa |
18.540 |
18.910 |