Giá xăng dầu hôm nay 20/4/2021: Khởi sắc nhờ đồng USD mất giá

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 20/4, đồng loạt tăng mạnh do đồng USD mất giá cộng với tâm lý kỳ vọng của giới đầu tư vào triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.

Giá xăng dầu thế giới tăng 

Giá xăng dầu ngày 20/4, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ đạt 63,52 USD/thùng sau khi tăng 0,14% vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 6 cũng tăng 0,02% lên 66,15USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 20/4/2021: Khởi sắc nhờ đồng USD mất giá 1
Ảnh minh họa - Internet 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 20/4/2021

Giá xăng dầu hôm nay 20/4/2021: Khởi sắc nhờ đồng USD mất giá 2

Trong phiên giao ngày thứ 2 (19/4) giá dầu thô Brent tăng nhờ đồng USD suy yếu, nhưng đà tăng đã bị kìm hãm bởi lo ngại về sự gia tăng của số ca nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ sẽ tác động tới nhu cầu nhiên liệu.

Giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,4% lên 63,38 USD/thùng, sau khi tăng 6,4% vào tuần trước.

Đồng USD giao dịch ở mức thấp nhất trong 6 tuần so với các đồng tiền chủ chốt khác vào thứ Hai (19/4), với lợi suất trái phiếu Mỹ neo gần mức thấp nhất trong 5 tuần.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do thị trường dầu thô đặt kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, trong đó có dầu thô, sẽ được cải thiện mạnh thời gian tới khi chính phủ các nước đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine COVID-19.

Đồng USD yếu giúp giá dầu rẻ hơn đối với những người mua bằng các ngoại tệ khác. Tuy nhiên, số ca mắc COVID-19 đã tăng lên ở Ấn Độ, nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới, đã làm giảm sự lạc quan về sự phục hồi bên vững nhu cầu toàn cầu.

Số ca tử vong do COVID-19 ở Ấn Độ cũng tăng kỷ lục 1.619 lên gần 180.000 ca. 

Hong Kong sẽ tạm dừng các chuyến bay từ Ấn Độ, Pakistan và Philippines từ ngày 20/4 để ngăn chặn sự lây lan virus do nhập cảnh, các nhà chức trách cho biết hôm 18/4.

Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu cũng được kỳ vọng được cải thiện khi Mỹ sắp bước vào mùa hè nắng nóng, nhu cầu đi lại nhiều hơn.

Hỗ trợ giá dầu, xuất khẩu dầu thô của Arab Saudi trong tháng 2 đã giảm xuống mức thấp nhất 8 tháng, Tổ chức Sáng kiến Dữ liệu chung (JODI) cho biết hôm 19/4, khi nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới tự nguyện giới hạn sản lượng để hỗ trợ giá dầu.