Giá xăng dầu hôm nay 23/8: Giá dầu tăng mạnh

(VOH) – Giá xăng dầu ngày 23/8 biến động trái chiều nhau. Trong kỳ điều chỉnh mới đây, giá xăng giữ nguyên còn giá dầu diesel tăng từ 15 giờ ngày 22/8.

Giá xăng giữ nguyên còn giá dầu diesel tăng từ 15 giờ ngày 22/8

Cụ thể, giá xăng E5 giữ nguyên, giá bán không quá 23.725 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giữ ở mức giá 24.669 đồng/lít.

Tuy nhiên, giá dầu diesel được điều chỉnh tăng 850 đồng/lít, giá bán không cao hơn 23.759 đồng/lít. Giá dầu hỏa không cao hơn 24.056 đồng/lít, giá dầu mazut không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 23/8/2022: Giá dầu tăng mạnh 
Ảnh minh họa - Internet 

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ trích lập Quỹ bình ổn giá với xăng E5 là 451 đồng/lít, xăng RON 95 là 493 đồng/lít. Dầu diesel là 250 đồng/lít. Đồng thời, ngừng chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Trước đó, thị trường đã trải qua 5 lần giảm giá liên tiếp đối với mặt hàng xăng. Ở kỳ điều hành gần đây nhất ngày 11/8, xăng E5 RON 92 giảm 900 đồng/lít, còn xăng RON 95 giảm 940 đồng/lít. Giá một số loại dầu cũng giảm. Trong đó, dầu diesel giảm 1.000 đồng/lít, dầu hỏa giảm 1.210 đồng/lít. Còn dầu mazut giữ nguyên giá.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 23/8/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 23/8/2022: Giá dầu tăng mạnh 2

Giá xăng dầu thế giới trái chiều 

Giá xăng dầu ngày 23/8, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,41% lên 90,73 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao tháng 10 giảm 0,03% xuống 96,69 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới ngày 23/8/2022

Giá xăng dầu hôm nay 23/8/2022: Giá dầu tăng mạnh 3

Giá dầu thoát khỏi đáy của phiên giao dịch ngày 22/8 và gần như không đổi khithị trường đánh giá cảnh báo của Arab Saudi về việc OPEC+ có thể giảm sản lượng trước khả năng đạt được một thoả thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc, điều có thể đưa dầu thô Iran trở lại thị trường.

Giá dầu thô Brent giảm 0,25% xuống 96,48 USD/thùng. Đầu phiên có thời điểm giá giảm tới 4,5%, kết thúc chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp. 

Giá hợp đồng dầu thô WTI giao tháng 9 đáo hạn hôm 22/8 giảm 0,6% xuống 90,23 USD/thùng, trong khi hợp đồng giao tháng 10 giảm 0,03% xuống 90,41 USD.

Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết OPEC+ có cam kết, sự linh hoạt và phương tiện để đối phó với các thách thức, và cung cấp hướng dẫn gồm cả giảm sản lượng bất cứ lúc nào và dưới các hình thức khác nhau. 

Tình trạng biến động “cực đoan” cho thấy thị trường dầu mỏ giao sau đang ngày càng mất kết nối với các yếu tố cơ bản và OPEC+ có thể buộc phải giảm sản lượng.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã thảo luận về nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, Nhà Trắng cho biết hôm 21/8, theo đó có thể cho phép dầu Iran bị quay trở lại thị trường thế giới.

Hàng triệu thùng dầu thô từ Iran có thể là cứu cánh cho thị trường năng lượng trong ngắn hạn, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo về thách thức trong việc đàm phán cũng như triển vọng dài hạn.

Bình luận