Giá xăng dầu hôm nay 26/3: Phục hồi sau khi 'bốc hơi' tới 4% do lo ngại lực cầu suy giảm

(VOH) - Giá xăng dầu tăng trở lại sau khi giảm mạnh 4% vào phiên trước do những đợt phong tỏa mới bùng lên ở Châu Âu và Châu Á do tỷ lệ nhiễm Covid-19 tăng trở lại.

Giá xăng dầu thế giới tăng

Giá xăng dầu ngày 26/3, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,44% lên 58,83 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 5 cũng tăng 0,71% lên 62,11 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 26/3/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 26/3/2021

Giá xăng dầu hôm nay 26/3: Phục hồi sau khi “bốc hơi” tới 4% do lo ngại lực cầu suy giảm 2

Giá hai loại dầu ngày 24/3 tăng4% sau thông tin tàu container cỡ lớn Ever Given mắc cạn trên kênh Suez. Ever Given vẫn chưa được giải thoát nhưng thị trường giờ không quá quan tâm bởi chỉ một tỷ lệ nhỏ dầu thô của thế giới di chuyển qua đây.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 3,8% xuống 61,95 USD/thùng, còn giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 4,3% xuống 58,56 USD/thùng.

Các quốc gia châu Âu tái triển khai biện pháp hạn chế xã hội để ứng phó Covid-19, có thể làm giảm lực cầu năng lượng trong khu vực. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao nhất kể từ tháng 1. Nhiều khu vực ở miền tây Ấn Độ, nhà chức trách yêu cầu người dân ở trong nhà bởi số ca nhiễm Covid-19 mới lên đỉnh 5 tháng.

Ở các vùng phía tây Ấn Độ, chính quyền địa phương cũng đã ra lệnh cho người dân ở trong nhà vì tình trạng lây nhiễm COVID-19 mới đạt mức cao nhất trong 5 tháng.

Chương trình phân phối vaccine tại Mỹ được đẩy nhanh nhưng giới chuyên gia y tế lo ngại cao điểm đi lại mùa xuân sẽ khiến số ca nhiễm Covid-19 tăng.

Đồng USD mạnh lên cũng ảnh hưởng tới giá dầu. Đô la Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng so với euro do Mỹ có vẻ đang vượt qua đại dịch tốt hơn so với Châu Âu. USD tăng giá khiến cho giá dầu – tính bằng USD – trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.

Ở một diễn biến khác, OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, dự báo duy trì chính sách sản lượng hiện tại sang tháng 5 tại cuộc họp vào ngày 1/4. OPEC+ gần đây hạn chế tăng nguồn cung do lo ngại số ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại.

Thị trường cũng chịu nhiều áp lực do các nhà sản xuất gặp khó khăn khi bán hàng sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Các nguồn tin trong ngành cho biết người mua châu Á lấy dầu rẻ hơn từ kho dự trữ, trong khi việc bảo trì nhà máy lọc dầu đã làm giảm nhu cầu dầu.

Bình luận