Giá xăng dầu thế giới trái chiều
Giá xăng dầu ngày 29/11, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,34% lên 76,54 USD/thùng vào lúc 5h50 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 2 giảm 0,02% xuống 83,25 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 5h50 ngày 29/11/2022
Chốt phiên giao dịch ngày 28/11, giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,3% lên 77,24 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021 ở 73,6 USD.
Giá dầu Brent cũng lạc quan hơn khi kết thúc phiên với mức giảm 0,5% xuống 83,19 USD. Đầu phiên có thời điểm giá giảm hơn 3% xuống 80,61 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 4/1.
Cả hai loại dầu đã giảm tuần thứ ba liên tiếp vào tuần trước.
Giá dầu thô phục hồi phần nào từ mức thấp gần một năm trong phiên giao dịch, với dầu thô Mỹ tăng giá sau bài phát biểu về một đợt giảm sản lượng của OPEC+ giúp giảm bớt phần nào lo ngại về chính sách ngăn chặn COVID-19 nghiêm ngặt tại Trung Quốc.
Matt Smith, nhà phân tích dầu hàng đầu tại Kpler cho biết: “Có tin đồn rằng OPEC+ đã bắt đầu đưa ra ý tưởng về việc cắt giảm sản lượng vào hôm 27-11”. Điều đó đã giúp đảo ngược những mất mát trước đó.
Các nhà phân tích tại Eurasia Group đã nhận xét rằng nhu cầu suy yếu từ Trung Quốc có thể thúc đẩy OPEC+, bao gồm cả Nga, cắt giảm sản lượng sau khi giảm nguồn cung trong tháng 10.
Theo Eurasia Group, quyết định sẽ phụ thuộc vào quỹ đạo của giá dầu khi OPEC+ họp và mức độ gián đoạn rõ ràng trên thị trường do các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).
OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 4-12. Tại cuộc họp hồi tháng 10, OPEC+ đã đồng ý giảm mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng/ngày cho đến năm 2023.
Giá dầu đã giảm mạnh trước triển vọng kinh tế yếu kém của Trung Quốc sau khi nhiều thành phố ở quốc gia Đông Á này thắt chặt các hạn chế để ngăn sự lây nhiễm Covid-19.
Những người mua đầu cơ đã cũng giúp đảo ngược những đợt giảm đầu phiên, theo ông Robert Yawger, giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho ở New York (Mỹ).
Trong một diễn biến khác, ngày 28-11, các nhà ngoại giao của G7 và EU đã tiếp tục thảo luận về mức giá trần đối với dầu của Nga trong khoảng từ 65-70 USD/thùng với mục đích hạn chế doanh thu của Moscow mà không làm gián đoạn thị trường dầu mỏ toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn chưa có tiếng nói chung ngay trong nội bộ EU.
Dự kiến, mức giá trần sẽ có hiệu lực vào ngày 5-12 khi lệnh cấm của EU đối với dầu thô của Nga có hiệu lực.
Giá xăng dầu trong nước có thể giảm trong kỳ điều hành mới
Một số đầu mối, thương nhân phân phối tiếp tục tăng mạnh mức chiết khấu. Công ty P.T tại thị trường phía Bắc và Bắc Trung bộ thông báo chiết khấu đối với dầu diesel lên 1.900 đồng/lít, mua lô 50 khối được cộng thêm 30 đồng/lít; chiết khấu với xăng RON95 là 1.500 đồng/lít. Mức chiết khấu phổ biến từ 850 - 1.600 đồng/lít.
Các đầu mối tăng tốc giải phóng hàng tồn do lo ngại tại kỳ điều chỉnh tới (1.12), giá xăng dầu trong nước có thể giảm mạnh theo đà giảm của giá thế giới. Dự báo cập nhật đến cuối tuần qua cho thấy, mức giảm giá xăng dầu tại kỳ điều chỉnh tới khoảng từ 450 - 990 đồng/lít, chưa bao gồm quỹ bình ổn giá xăng dầu và các chi phí khác được điều chỉnh, nếu có.
Ở kỳ điều hành ngày 21/11, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Giá bán lẻ xăng dầu ngày 29/11/2022
Đơn vị: đồng