Giá xăng dầu thế giới tăng mạnh
Ghi nhận vào lúc 7h00, giờ Việt Nam, ngày 3/6, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng nhẹ 3,87% lên 36,8 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng gần 2,7% lên 39,4 USD/thùng.
Ảnh minh họa: internet
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/6, giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 3,8% lên 36,8 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 2,7% lên 39,4 USD/thùng.
Giá dầu tăng vào thứ Ba (2/5), trong bối cảnh các thương nhân đang chờ xem liệu các nhà sản xuất lớn có đồng ý tiếp tục gia hạn việc cắt giảm sản lượng của họ nhằm đẩy giá dầu thô hay không.
Dự kiến OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) sẽ họp vào cuối tuần để đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, cả giá dầu Brent và dầu thô WTI của Mỹ ước tính giảm khoảng 40% cho đến thời điểm hiện tại
Giá dầu Brent đã tăng gấp đôi trong 6 tuần qua, nhờ vào việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và một số nước sản xuất dầu lớn khác, trong đó có Nga, đang xem xét gia hạn việc cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng mỗi ngày (bpd), tương đương khoảng 10% sản lượng toàn cầu, tới tháng 7 hoặc 8/2020. Cuộc họp của họ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm 4/6.
Theo kế hoạch ban đầu của nhóm này, trong tháng 5 và 6, mức cắt giảm sản lượng là 9,7 triệu thùng/ngày, sau đó giảm xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12/2020.
Tồn kho dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 29/5 giảm 483.000 thùng xuống 531 triệu thùng, trái ngược dự báo tăng 3 triệu thùng từ giới phân tích, theo số liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ (API). Số liệu chính thức sẽ được cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố ngày 3/6.
Trong khi đó, Saudi Arabia dự định sẽ nâng giá bán dầu thô Arab Light chính thức sang thị trường Châu Á thêm trung bình 3,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 7 tới. Thị trường dầu mỏ có vẻ đang sáng dần lên.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng gần 900 đồng/lít từ 15h 00 chiều ngày 28/5/2020
Thông tin được liên bộ Tài chính - Công thương công bố, kỳ điều hành này điều chỉnh trích lập quỹ BOG đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít, xăng RON95 trích lập ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước 800 đồng/lít), dầu diesel ở mức 1.100 đồng/lít (kỳ trước 1.400 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 600 đồng/lít (kỳ trước 1.600 đồng/lít) và dầu mazut trích lập ở mức 200 đồng/kg (kỳ trước 500 đồng/kg).
Đồng thời chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 600 đồng/lít, xăng RON95 400 đồng/lít.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:
- Xăng E5RON92: tăng 882 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: tăng 890 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: tăng 892 đồng/lít;
- Dầu hỏa: tăng 875 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 947 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 12.402 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 13.125 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 10.749 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 8.757 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 9.492 đồng/kg.
Giá xăng dầu đã tăng lần thứ hai liên tiếp sau chuỗi giảm kéo dài kể từ Tết Nguyên đán theo diễn biến giá thế giới. Chu kỳ 15 ngày qua, giá xăng dầu đã tăng khoảng 27-63% so với kỳ trước, là mức tăng khá cao.
Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 3/6/2020
Đơn vị: đồng