Giá xăng dầu thế giới hôm nay
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,34% xuống 108,06 USD/thùng vào lúc 7h35 (giờ Việt Nam) ngày 4/7. Giá dầu thô Brent giao tháng 9 cũng giảm 0,23% xuống 111,22 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h35 ngày 4/7/2022
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (4/7), sau khi bật tăng hơn 2% vào cuối tuần trước nhờ lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn nữa, khi sản xuất ở Libya bị dừng và dự kiến ngừng hoạt động ở Na Uy.
Trong khi đó, số lượng giàn khoan dầu của Mỹ, một chỉ số ban đầu về sản lượng trong tương lai, đã tăng thêm một giàn lên 595 vào tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co.
Mặc dù số lượng giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng kỷ lục trong 22 tháng tính đến tháng 6, nhưng mức tăng hàng tuần hầu như chỉ ở một con số do nhiều công ty tập trung nhiều hơn vào việc trả lại tiền cho các nhà đầu tư và trả nợ thay vì thúc đẩy sản lượng.
Cũng về nguồn cung, hôm 30/6, nhóm các nhà sản xuất dầu OPEC+, gồm cả Nga, đã đồng ý giữ vững chiến lược sản lượng sau hai ngày họp. Tuy nhiên, nhóm này đã tránh thảo luận về chính sách từ tháng 9 trở đi.
Trước đó, OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng mỗi tháng thêm 648.000 thùng/ngày vào tháng 7 và tháng 8, nhiều hơn so với kế hoạch trước đó là tăng thêm 432.000 thùng/tháng.
Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy OPEC đã bơm 28,52 triệu thùng/ngày trong tháng 6, giảm 100.000 thùng/ngày so với tổng số đã điều chỉnh của tháng 5.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thực hiện chuyến công du tới Trung Đông vào giữa tháng 7, gồm chuyến thăm tới Arab Saudi, theo đó đưa chính sách năng lượng trở thành tâm điểm chú ý khi Mỹ và các quốc gia khác phải đối mặt với tình trạng giá nhiên liệu leo thang làm gia tăng lạm phát.
Hôm 30/6, ông Biden cho biết ông sẽ không trực tiếp thúc ép Arab Saud tăng sản lượng dầu để kiềm chế giá tăng cao khi ông gặp nhà vua và thái tử Arab Saudi trong chuyến thăm vào tháng này.
Dù khôi phục được hơn 2% vào phiên giao dịch cuối cùng của tuần, nhưng tính cả tuần, giá dầu Brent đã mất 1,3%, dừng ở mức 111,63 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô WTI đã tăng 0,8% trong tuần lên mức 108,43 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích, bất ổn chính trị vẫn đang diễn ra ở Ecuador và Libya có thể sẽ khiến nguồn cung thắt chặt hơn nữa.
Một điều đáng lo ngại về nguồn cung nữa là khả năng sụt giảm sản lượng dầu của Na Uy nếu các công nhân dầu khí nước này thực hiện cuộc đình công đòi tăng lương đã được lên kế hoạch vào ngày mai 5-7. Hiệp hội dầu khí Na Uy dự báo, cuộc đình công sẽ khiến sản lượng khí đốt của nước này giảm khoảng 13%, trong khi khoảng 130.000 thùng dầu/ngày- tương đương với khoảng 6,5% sản lượng dầu cũng sẽ bị sụt giảm theo.
Sự không chắc chắn trong khả năng cung dầu của các thành viên của OPEC+, cùng với hình thức gián đoạn nguồn cung khác đang xuất hiện trên khắp thế giới: đình công khiến nguồn cung dầu trên toàn thế giới ngày vốn đã thắt chặt lại càng thắt chặt hơn.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay
Ngày 3.7, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Nghị quyết số 82 của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm thêm thuế bảo vệ môi trường với xăng 1.000 đồng/lít, dầu 500 đồng/lít/kg, về mức sàn tới hết năm nay, dựa trên đề xuất của Bộ Tài chính. Nghị quyết không đề cập đến việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu theo báo cáo đề xuất mới đây của Bộ Tài chính.
Dự kiến cơ quan thường trực của Quốc hội sẽ cho ý kiến, thông qua theo quy trình một phiên họp. Nếu được ban hành trong tháng 7.2022 và có hiệu lực từ ngày 1.8.2022, Bộ Tài chính ước giảm thu ngân sách nhà nước (đã bao gồm cả phần giảm thuế giá trị gia tăng) là khoảng 7.000 tỉ đồng
Ở kỳ điều hành ngày 1/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Giá bán lẻ xăng dầu ngày 4/7/2022
Đơn vị: đồng