Giá xăng dầu hôm nay 7/3: Vụt tăng lên đỉnh kể từ 2008

(VOH) Giá xăng dầu ngày 7/2 tăng vọt hơn 8% lên mức cao nhất kể từ năm 2018, vì sự trì hoãn việc đưa dầu Iran trở lại thị trường thế giới và việc phương Tây xem xét cấm nhập khẩu dầu Nga.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu ngày 7/3, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 8,8% lên 125,67 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng tới 10,31% lên 130,2 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 7/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới sáng ngày 7/3/2022

Giá xăng dầu hôm nay 7/3: Vụt tăng lên đỉnh kể từ 2008 vì cuộc đàm phát Iran bị trì hoãn 2

Các cuộc đàm phán về hạt nhân chậm có kết quả được cho là nguyên nhân dẫn đến giá dầu leo dốc nhanh. Theo Reuters, các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với các cường quốc thế giới đã bị "sa lầy" hôm 6.3 sau khi Nga yêu cầu Mỹ đảm bảo các lệnh trừng phạt mà nước này phải đối mặt trong cuộc xung đột Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến thương mại của họ với Iran.

Phía Mỹ cho rằng, các lệnh trừng phạt của nước này áp đặt lên Nga không liên quan gì đến một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng với Iran. Nga xuất khẩu dầu và sản phẩm tinh chế khoảng 7 triệu thùng mỗi ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu.

Theo các nhà phân tích, nếu thỏa thuận hạt nhân đạt được, Iran sẽ mất vài tháng để khôi phục dòng chảy dầu. Điều đó có nghĩa là trong tương lai gần, thị trường vẫn sẽ trong tình trạng thiếu hụt dầu trầm trọng khi nguồn cung từ Nga bị thị trường nhiều nước từ chối.

Các nhà phân tích dự báo, giá dầu Brent có thể tăng lên 125 USD/thùng trong ngày hôm nay và sẽ nhanh chóng đạt mức cao nhất mọi thời đại là 147 USD/thùng đã xác lập năm 2008. Còn chuyên gia phân tích của JP Morgan thì đưa ra dự báo giá dầu có thể tăng lên 185 USD/thùng trong năm nay.

Trong vài phút giao dịch đầu tiên hôm 6/3, giá dầu Brent và dầu WTI đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2008, với dầu Brent đạt 139,13 USD/thùng và giá dầu WTI ghi nhận ở mức 130,50 USD.

Cả hai loại dầu đều đạt mức cao nhất vào tháng 7/2008 với dầu Brent lên tới 147,50 USD/thùng và dầu WTI đạt 147,27 USD.

Giá xăng và sản phẩm chưng cất kỳ hạn của Mỹ cũng tăng vọt theo đà tăng của giá dầu thô trong vài phút đầu tiên sau khi thị trường mở cửa hôm 6/3, tăng lên mức cao kỷ lục.

Ông Amrita Sen, đồng sáng lập của Energy Aspects, nhận định Iran là yếu tố giảm giá duy nhất trên thị trường, nhưng nếu bây giờ thỏa thuận với Iran bị trì hoãn, nguồn cung có thể cạn kiệt nhanh hơn rất nhiều, đặc biệt là nếu dầu thô của Nga không xuất hiện trên thị trường trong thời gian dài.

Các nhà phân tích của JP Morgan cho biết giá dầu có thể lên đến 185 USD/thùng trong năm nay.

Nga xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu và các sản phẩm tinh chế mỗi ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Một số lượng dầu xuất khẩu của Kazakhstan từ các cảng của Nga cũng gặp nhiều vấn đề, theo Reuters.

Các nhà phân tích tại Bank of America cho biết nếu phần lớn lượng dầu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm, có thể xảy ra sự thiếu hụt 5 triệu thùng hoặc lớn hơn, và điều đó có nghĩa là giá dầu có thể tăng gấp đôi từ 100 USD lên 200 USD/thùng.

Cũng theo các nhà phân tích, Iran sẽ mất vài tháng để khôi phục dòng chảy dầu ngay cả khi đạt được thỏa thuận hạt nhân.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Trong kỳ điều hành giá dầu chiều 1/3 của liên Bộ Tài chính - Công thương, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng hơn 5.00 đồng/lít đối với xăng, hơn 500 đồng/lít đối với dầu.

Giá xăng trong nước đã có lần tăng thứ sáu liên tiếp và là đợt tăng thứ 5 trong năm 2022. Hiện, giá bán cả hai mặt hàng xăng RON 95 và E5 RON 92 đều ở mức cao nhất lịch sử.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 7/3/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 7/3: Vụt tăng lên đỉnh kể từ 2008 vì cuộc đàm phát Iran bị trì hoãn 3
Bình luận