Giá xăng dầu trong nước dự báo giảm nhẹ hoặc giữ nguyên
Giá xăng dầu hôm nay 3/7 trong nước có thể giảm nhẹ hoặc giữ nguyên do giá dầu thô thế giới tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là giảm nhẹ, nhưng theo dự kiến sẽ giảm vào phiên điều chỉnh của liên Bộ Công Thương – Tài chính vào chiều nay.
Thực tế, đáng lẽ giá xăng dầu trong nước đã điều chỉnh từ 1/7, nhưng do vào ngày nghỉ nên đã lùi xuống ngày 3/7.
TS Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu - cho biết: "Dựa trên diễn biến giá dầu thế giới, có thể dự đoán trong kỳ điều hành ngày 3/7. Giá xăng có thể giảm mức 300 - 400 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giữ nguyên hoặc giảm 200 đồng/lít. Nếu liên Bộ trích quỹ bình ổn, giá xăng có thể được giữ nguyên 3 lần liên tiếp".
Giá bán các loại xăng dầu trong nước hôm nay 3/7 vẫn được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 21/6 của liên Bộ Tài chính - Công Thương.
Theo đó, giá xăng E5 RON92 vẫn giữ ở mức 20.878 đồng/lít; giá xăng RON95 cũng giữ nguyên mức giá 22.015 đồng/lít so với kỳ điều hành trước.
Giá dầu diesel tăng 146 đồng/lít không cao hơn 18.174 đồng/lít; dầu hỏa tăng 133 đồng/lít ở mức 17.956 đồng/lít.
Riêng giá dầu mazut giảm 132 đồng/kg, không cao hơn 14.578 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng dầu ngày 3/7/2023
Đơn vị: đồng
Giá xăng dầu thế giới
Giá xăng dầu ngày 3/7, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,28% xuống 70,44 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 9 tăng 0,01% lên 75,20 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h40 ngày 3/7/2023
Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng ngày nay 3/7 sau khi tăng gần 1% vào cuối tuần trước nhưng ghi nhận quý giảm thứ 4 liên tiếp.
Trong tuần trước, giá dầu Brent và WTI đã tăng hơn 1 USD, ghi nhận mức tăng hằng tuần. Mặc dù báo lãi trong tuần trước, nhưng tính cả quý II-2023, hợp đồng hoàn thiện của dầu Brent đã giảm tới 6%.
Tính từ đầu năm, giá dầu Brent đã giảm khoảng 15%. Điều đáng chú ý là đây là quý thứ tư liên tiếp giá dầu Brent lao dốc.
Giá dầu WTI đã giảm quý thứ hai liên tiếp, “mất” khoảng 6,5% trong quý II năm nay. Mặc dù giảm về quý nhưng giá dầu Brent lại ghi nhận mức tăng hằng tháng đầu tiên trong năm do dự trữ dầu giảm mạnh và kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC+ lấn át những lo ngại về nhu cầu bắt nguồn từ việc tăng lãi suất.
Nhiều nhà đầu tư đặt nghi vấn liệu đây có phải là 2 yếu tố then chốt hỗ trợ giá dầu đi lên trong thời gian tới khi các ngân hàng trung ương liên tục tăng lãi suất khiến hoạt động kinh tế trì trệ và ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu toàn cầu.
Sức mạnh bền bỉ của thị trường lao động đang giúp nền kinh tế vượt qua những dự đoán về suy thoái bằng cách tăng lương. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn so với ước tính trước đó trong quý đầu tiên nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh.
Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao những biến động trong dự trữ xăng dầu của Mỹ; biên bản cuộc họp trước đó của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mà Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) công bố sẽ hé lộ triển vọng về các đợt tăng lãi suất tiếp theo của Fed; báo cáo chỉ số quản lý mua hàng của Trung Quốc được công bố cũng sẽ tác động đến sự tăng, giảm của giá xăng dầu.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết các công ty năng lượng của Mỹ đã giảm số lượng giàn khoan dầu và khí tự nhiên hoạt động tuần thứ 9 liên tiếp kể từ tháng 7/2020 trong tuần trước.
Về nguồn cung, sản lượng dầu của OPEC chỉ giảm nhẹ trong tháng 6 do sự gia tăng ở Iraq và Nigeria đã hạn chế tác động của đợt giảm của các nước khác, bất chấp thỏa thuận rộng hơn của OPEC+ và việc giảm tự nguyện của một số thành viên để hỗ trợ thị trường, một cuộc khảo sát chỉ ra.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã bơm 28,18 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 6, giảm 50.000 thùng/ngày so với con số sửa đổi của tháng 5. Trong tháng 5, sản lượng giảm 240.000 thùng/ngày do lần giảm mới nhất có hiệu lực.
Giá dầu sẽ gặp khó khăn trong năm nay khi những cơn gió ngược kinh tế toàn cầu kéo dài.