Những vật dụng không thể thiếu để “sống chung với dịch” COVID-19

(VOH) - Để “sống chung với dịch” COVID-19, mỗi người cần điểu chỉnh thói quen xấu, duy trì thói quen tốt với những vật dụng không thể thiếu dưới đây.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: "Dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, không tính được bằng tuần, mà tính bằng tháng. Trừ khi có vắc xin, thuốc đặc trị mới nghĩ đến việc dập tắt được dịch COVID-19".

Theo Phó thủ tướng, sắp tới các bộ ngành, địa phương phải thực hiện các giải pháp mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh lây lan vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên phòng chống dịch bệnh lây lan. 

Nhiều người dân bắt đầu đề cao ý thức cộng đồng, kỷ luật, kỷ cương trong sinh hoạt, giao tiếp, vệ sinh hằng ngày. Muốn chung sống phải hiểu về đặc tính, cơ chế lây lan của virus để có những biện pháp phòng chống như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người...

Dưới đây là một số vật dụng cần thiết để người dân “sống chung với dịch” COVID-19 một cách tích cực.

Khẩu trang

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà là một trong những cách quan trọng để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19. Người dân có thể sử dụng các loại khẩu trang mà mình có như khẩu trang y tế, khẩu trang 870, khẩu trang N95, khẩu trang kháng khuẩn hay khẩu trang vải thông thường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, khi khẩu trang khan hiếm – loại khẩu trang y tế nên được dành riêng cho các nhân viên y tế, các bác sĩ, y tá tiếp xúc với bệnh nhân.

khẩu trang

Người khỏe mạnh và ở những khu vực ít có nguy cơ lây nhiễm có thể đeo khẩu trang vải để phòng bệnh (Ảnh: LH)

Mọi người khỏe mạnh và ở những khu vực ít có nguy cơ lây nhiễm có thể sử dụng các loại khẩu trang 3, 4 lớp (không đủ điều kiện là trang thiết bị y tế); khẩu trang vải thông thường khác (và thay nhiều khẩu trang trong ngày).

Các loại khẩu trang này được quản lý như hàng hóa thông thường và sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở, tuân thủ các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm theo quy định của luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá. Do đó, người dân cần trang bị khẩu trang và sử dụng khẩu trang khi ra ngoài để phòng lây nhiễm COVID-19.

Xà phòng, nước rửa tay khô hoặc cồn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, việc duy trì rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sát khuẩn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp hạn chế lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

>>> Nhận biết nước rửa tay diệt khuẩn được Bộ Y tế cấp phép

Do đó, người dân cần trang bị xà phòng để có thể rửa tay thường xuyên khi ở nhà, nước rửa tay khô hoặc cồn để có thể thường xuyên rửa/sát trùng tay khi ra khỏi nhà hoặc trong quá trình làm việc. Đặc biệt, cần chú ý rửa tay thật kỹ trong các thời điểm sau:

  • Trước khi ăn, không chỉ trước khi ăn bữa chính, mà ngay cả khi ăn vặt.
  • Sau khi đi vệ sinh, nên rửa tay thật kỹ.
  • Sau khi đi đến nơi đông người, hoặc sau khi kết thúc công việc, hoặc sau khi đi làm về.
  • Sau khi đến bệnh viện hoặc phòng khám, hoặc sau khi đã liên lạc hoặc chăm sóc bệnh nhân.
  • Sau sử dụng tiền, các thiết bị điện tử khác nhau.

cồn diệt khuẩn

Người dân cần trang bị nước rửa tay khô/cồn diệt khuẩn khi làm việc ở môi trường bên ngoài (Ảnh: LH)

Các bước rửa tay

Bước 1: Cho một ít nước rửa tay khô/xà phòng vào lòng bàn tay.

Bước 2: Xoa đều dung dịch/xà phòng vào hai lòng bàn tay.

Bước 3: Úp lòng bàn tay trái xuống dưới, dùng các ngón tay của bàn tay phải đặt vào các kẽ của ngón tay bàn tay trái rồi xoa dọc để làm sạch các kẽ ngón tay. Sau đó làm tương tự với bàn tay phải.

Bước 4: Chụm các đầu ngón tay lại rồi xoay tròn vào lòng bàn tay còn lại.

Bước 5: Đặt từng ngón tay vào trong long bàn tay, nắm lại và xoay đều để làm sạch từng ngón tay,

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Mũ chống giọt bắn

Sau khẩu trang và xà phòng, mũ chống giọt bắn cũng là sản phẩm mỗi người nên có khi ra khỏi nhà, đặc biệt là khi tới nơi đông người như chợ, siêu thị…

mũ chống giọt bắn

Hiện nay, loại mũ này được bán khá phổ biến với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Theo các bậc phụ huynh, loại mũ này rất phù hợp với trẻ nhỏ bởi các em không đeo khẩu trang được lâu.

Khi sử dụng loại mũ này, trẻ có thể tự tin vui chơi, chạy nhảy sau những ngày dài phải ở nhà chống dịch cùng với người lớn.

Đèn UV diệt khuẩn

Đèn UV khử khuẩn là một trong những vật dụng bạn nên cân nhắc sử dụng trong thời điểm này bởi việc chiếu tia UV là một phương pháp diệt khuẩn hiệu quả, khá an toàn do không cần đến hóa chất.

Đèn UV hoạt động bằng cách dùng ánh sáng tia cực tím để khử trùng các vi sinh vật. Khi các vi khuẩn, virus và động vật nguyên sinh tiếp xúc với bước sóng diệt khuẩn của ánh sáng tia cực tím, chúng sẽ không thể sinh sản và phát triển được.

>>> Hộp đèn UV diệt khuẩn cho điện thoại

Đây là một giải pháp để khử trùng, diệt khuẩn môi trường một cách hiệu quả và thời gian gần đây, nhiều bệnh viện trên thế giới đã bắt đầu sử dụng robot có máy chiếu UV để khử trùng các phòng, giường bệnh... Tại một số tòa nhà, bệnh viện tại TPHCM cũng đã lắp đặt đèn UV trong thang máy để diệt khuẩn.

Trên thị trường hiện cũng bán loại đèn UV diệt khuẩn với thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, thích hợp với mọi không gian như văn phòng, nhà ở, nhà hàng, khách sạn…

đèn UV

Sử dụng đèn UV để diệt khuẩn văn phòng

Ông Vương Quan Trường – Giám đốc nhà máy Vi-light khuyến cáo, đèn UV có tác dụng khử trùng, diệt nấm, diệt virus, khử mùi không gian sống và làm việc, tuy nhiên tia cực tím phát ra từ đèn có thể gây hại cho da và mắt của người dùng. Do đó, khi sử dụng đèn UV tại nhà, người dân nên chú ý tránh để ánh sáng đèn chiếu trực tiếp lên da và tránh nhìn trực tiếp vào đèn khi đèn bật. Như vậy, sau khi cài đặt xong thời gian diệt khuẩn, người dùng phải đi ra ngoài phòng, những vật dụng nhạy cảm với tia cực tím cần che lại bằng vải hoặc giấy để tránh hư hỏng.

Cũng theo ông Trường, trên thị trường hiện bán nhiều loại đèn UV khác nhau, người dân nên tìm hiểu kỹ và chọn mua đèn của các thương hiệu uy tín, được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng để hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình sử dụng.

Cập nhật dịch COVID-19 ngày 21/4: Việt Nam không có ca nhiễm mới, thế giới gần 2,5 triệu người nhiễm - Tính đến sáng ngày 21/4, Việt Nam không có ca nhiễm mới COVID-19, trong khi số ca nhiễm bệnh thế giới tiếp tục tăng. Theo đó, đã có gần 2,5 triệu người nhiễm bệnh tính tới thời điểm ...

Dịch Covid-19 tối 20/4: Số ca nhiễm của Singapore tăng kỷ lục - Singapore hiện là nước có nhiều ca nhiễm nhất Đông Nam Á, nhưng số ca tử vong ở mức thấp, chỉ có 11 ca.

Cập nhật dịch Covid-19 tối 20/4: Việt Nam có 214/268 ca đã ra viện - Đến 18 giờ tối 20/4, nước ta có thêm 7 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình được ra viện, gồm bệnh nhân 164, 165, 180, 181, 182, 230 và 240, tất cả đều là người Việt Nam.

Bình luận