Bàn phím cơ và bàn phím cao su là 2 loại bàn phím máy tính phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Bạn nên dùng loại bàn phím nào?
Bàn phím cao su được sử dụng khá phổ biến và được ứng dụng trên nhiều thiết bị như chứ không chỉ dành cho máy tính.
Đây là loại bàn phím truyền thống, chúng bao gồm các lớp màng nhựa làm thành vòm cao su. Khi bạn nhấn một phím, một miếng (switch) cao su sẽ đẩy qua một lỗ trên màng và tạo thành một mạch hoàn chỉnh, sau đó gửi tín hiệu đầu vào đến máy tính.
Ưu điểm của loại bàn phím này là chúng có giá rẻ và không bị ảnh hưởng khi bị chất lỏng đổ lên trên (thường dùng trên các laptop).
Những người thường xuyên ngồi với máy tính thì thấy bàn phím vòm cao su rất khó chịu. Chúng thiếu cảm giác nhấp khác biệt khi bạn nhấn phím. Nó khiến người dùng cảm thấy như đang nhấn xuống một vật liệu mềm vậy. Điều này có nghĩa là phải mất nhiều nỗ lực hơn để gõ và kết quả kém chính xác hơn.
Bàn phím cơ được thiết kế mỗi phím là một công tắc riêng biệt, so với bàn phím thông thường, nó có độ bền, độ chính xác, tuổi thọ cao. Mỗi phím sẽ được trang bị các switch với cấu tạo rất phức tạp với nhiều thành phần khác nhàu nhằm mang đến độ phản hồi tốt khi sử dụng.
Độ nhạy của phím phụ thuộc nhiều vào loại switch đang dùng, tuy nhiên nhìn chung bàn phím cơ luôn có độ nhạy cao. Điều này giúp hạn chế tình trạng gõ nhập phím, dính chữ, và chính vì cảm giác nhẹ nhàng mang lại nên đẩy nhanh tốc độ gõ lên nhiều lần so với bàn phím thường.
Ngoài ra, còn một loại bàn phím nữa là bàn phím “giả cơ”. Về mặt cấu tạo, bàn phím giả cơ cũng không có quá nhiều điểm khác biệt so với bàn phím cao su. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất giữa chúng chính là “sự biến tấu” lớp cao su. Chúng thường được trang bị thêm các switch với tên gọi là“rubber dome” để tăng cảm giác phản hồi thường không có ở các bàn phím cao su. Mức giá rẻ là ưu điểm lớn nhất của loại bàn phím giả cơ, tuy nhiên độ bền của chúng khá thấp, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ có cảm giác đau tay.
Khi dùng bàn phím cơ, bạn có thể mua bàn phím bán sẵn hoặc tự tùy chỉnh theo ý mình.
Để có được bàn phím với các tính năng cụ thể, kiểu dáng theo ý thích của bạn thì hãy cân nhắc việc chế tạo bàn phím cơ tùy chỉnh cho riêng mình. Bạn nên tham khảo những ưu điểm của bàn phím cơ tùy chỉnh sau đây.
Xây dựng bàn phím cơ tùy chỉnh cho riêng mình
Bàn phím cơ tùy chỉnh cho phép tùy chỉnh các thành phần như đế, switch và keycap. Khi bạn dùng một bàn phím cơ của riêng bạn thì bạn có nhiều khả năng lựa chọn vật liệu vỏ khác nhau, trong khi bàn phím cơ bán sẵn hầu hết được làm bằng nhựa và nhôm.
Xây dựng bàn phím riêng cho phép bạn lựa chọn các vật liệu khác như gỗ, đồng và ceramic, nâng cao tính thẩm mỹ và âm thanh khi gõ. Có nhiều thiết kế các nắp bàn phím (keycap) và đầy màu sắc hơn.
Dùng bàn phím tùy chỉnh thì bạn lựa chọn các keycap theo ý của mình về kiểu dáng, màu sắc yêu thích…Bạn có thể mua các keycap từ các cửa hàng để có những lựa chọn độc đáo, từ những phiên bản tối giản có giới hạn và những thiết kế giá cả phải chăng.
Việc xây dựng bàn phím cũng cho phép bạn chọn kích thước của nó, từ nhỏ nhất đến lớn nhất theo ý bạn.
Có rất nhiều loại switch bàn phím. Khi chọn một switch, điều quan trọng là phải xem xét loại switch, dù là tuyến tính, xúc giác hay clicky (loại nhấp).
Một số loại switch dùng để chơi game bao gồm Akko Wine Red, Cherry MX Red, Glorious Lynx (rất nhẹ) và Gateron Oil King (nặng hơn, lý tưởng để chơi game cường độ cao).
Bạn có thể tùy chỉnh hầu hết mọi khía cạnh của switch, bao gồm vật liệu tạo nên switch, trọng lượng lò xo và độ mượt khi bấm. Tùy thuộc vào loại switch và cách thiết lập, những điều chỉnh này có thể mang lại cảm giác gõ nhẹ hoặc mạnh và tạo ra nhiều âm thanh gõ khác nhau.
Bàn phím tùy chỉnh có thể thay đổi, cho phép bạn dễ dàng thay đổi switch hoặc hàn chúng một cách an toàn. Chúng cũng cho phép nâng cấp để nâng cao trải nghiệm gõ phím.
Bộ bàn phím cơ tùy chỉnh thường bao gồm vỏ nhôm và đồng, mang lại cảm giác cao cấp hơn so với bàn phím lắp bán sẵn. Ngoài ra, những người đam mê bàn phím tùy chỉnh thường thích bắt vít để gắn trực tiếp vào bảng mạch in (PCB) và có nhiều tùy chọn tùy chỉnh mở rộng.
Nhược điểm của bàn phím cơ tùy chỉnh tự tạo
Giá thành của bàn phím cơ cao hơn bàn phím cao su. Bàn phím được thiết kế riêng tùy chỉnh thì còn đắt tiền hơn, tùy thuộc vào chất lượng của các bộ phận bàn phím và những tính năng đặc biệt bổ sung.
Bạn sẽ phải mua mỏ hàn và linh kiện cần thiết để làm một bàn phím theo ý mình. Các thành phần chính bạn sẽ cần để xây dựng một bàn phím cơ bao gồm PCB (bảng mạch in), vỏ, tấm ốp lưng, stab (thanh ổn định bàn phím), switch, keycap và cáp USB.
Tự tạo một bàn phím cơ tùy chỉnh chắc chắn tốn thời gian cho bạn nếu như bạn không có nhiều thì giờ rảnh. Những người mới làm lần đầu có thể gặp phải các vấn đề tương thích các bộ phần và có khả năng làm hỏng những bộ phận có thể tùy chỉnh nếu như bạn không khéo tay.
Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng bàn phím cơ và cảm thấy quá khó cũng như không có thời gian để tự làm một bàn phím cơ cho riêng mình thì tốt nhất là mua một bàn phím lắp sẵn là một quyết định chính xác, hợp lý và được bảo hành nữa. Điều quan trọng nữa là bàn phím cơ bán sẵn thường rẻ hơn bàn phím tùy chỉnh.
Bàn phím cơ dựng sẵn cũng có những nhược điểm của nó, bao gồm các giới hạn về khả năng tùy chỉnh đôi khi các bản build có chất lượng thấp hơn, nhưng giá cao, kích thước không phù hợp…
Nhiều bàn phím cơ được chế tạo sẵn có switch hàn, hạn chế khả năng thay đổi chúng. Các nhà sản xuất bàn phím dựng sẵn thường sử dụng switch từ những hãng như nhau, dẫn đến nhiều bàn phím có trải nghiệm gõ tương tự.
Bàn phím cơ tùy chỉnh cho phép chủ nhân tùy chỉnh hầu hết mọi thứ, bao gồm bố cục, switch và keycap theo sở thích của bạn.
Bàn phím cơ tùy chỉnh phục vụ cho những cá nhân đang tìm kiếm các tính năng cụ thể không có trong bàn phím dựng sẵn. Họ là những người đam mê làm theo ý mình và quan trọng là có đủ kỹ năng thực hiện và hầu bao rộng mở.