Tìm hiểu về ủy nhiệm chi? Viết ủy nhiệm chi thế nào cho chuẩn?

(VOH) - Ngày nay khi sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đặc biệt là các nhóm ngành thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo tài khoản ngân hàng để có thể dễ dàng mua bán và trao đổi.

Với vai trò là kế toán, bạn cần hoàn thành những gì tại ngân hàng để thực hiện việc thanh toán hay chuyển tiền từ tài khoản của công ty cho đối tác? Nếu bạn chưa rõ hãy cùng bài viết này tìm hiểu rõ hơn nhé.

Khái niệm Ủy nhiệm chi?

Uỷ nhiệm chi được xem là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định.

Uỷ nhiệm chi được hiểu nôm na là chủ tài khoản ủy thác cho ngân hàng nơi mà mình mở tài khoản trích một khoản tiền trong tài khoản đấy và chi trả cho một tài khoản khác.

Ngoài ra, còn có một lưu ý đó chính là Ủy nhiệm chi không phải do ngân hàng chi hộ mà là do chính tay khách hàng lập, ký tên và đóng dấu. Ngân hàng nơi được lập ủy nhiệm chi chỉ có trách nhiệm căn cứ vào đấy và trích tiền trả cho người thụ hưởng.

Ủy nhiệm chi được xem là không hợp lệ khi nào?

Ủy nhiệm chi không hợp lệ khi số tiền được trích để chuyển cho người thụ hưởng vượt quá số dư trong tài khoản của người lập ủy nhiệm chi.

Mục đích sử dụng ủy nhiệm chi?

Ủy nhiệm chi thường được sử dụng với 2 mục đích đó là: thanh toán hoặc chuyển tiền giữa hai tài khoản trong cùng một ngân hàng hoặc khác ngân hàng.

Nếu ủy nhiệm chi khi được dùng với mục đích thanh toán thì khi thực hiện lệnh chi, số tiền được ghi trong lệnh chi sẽ được chuyển vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng.

Nếu dùng UNC được dùng với mục đích chuyển tiền thì số tiền sẽ được chuyển vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng nếu cùng hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp khác tài khoản ngân hàng thì sẽ trả cho người thụ hưởng qua tài khoản Chuyển tiền phải trả.

Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi

  • Lập, giao nhận ủy nhiệm chi

  • Kiểm soát ủy nhiệm chi

  • Xử lý chứng từ và hạch toán

Hướng dẫn cách viết ủy nhiệm chi.

Uỷ nhiệm chi bao gồm 2 liên:

  • Liên thứ 1: Bên phía ngân hàng sẽ giữ để làm các căn cứ giao dịch

  • Liên thứ 2: Sau khi ngân hàng đóng dấu sẽ trả lại cho khách hàng để bên phía khách hàng có thể dễ dàng hạch toán.

Ủy nhiệm chi thường sẽ có hai phần, một phần dành cho kế toán của doanh nghiệp/ khách hàng cá nhân điền và phần còn lại dành cho nhân viên ngân hàng.

Đối với phần dành cho kế toán doanh nghiệp/ khách hàng cá nhân ghi sẽ có các mục sau:

  • Ngày/tháng/năm: người viết ghi đúng ngày/tháng/năm thực hiện giao dịch

  • Đơn vị trả tiền: ghi tên đơn vị là công ty/ tên khách hàng cá nhân cần chuyển tiền cho bên nhà cung cấp/ người nhận

  • Số tài khoản: Ghi đúng số tài khoản công ty chuyển tiền

  • Tại ngân hàng: Ghi ngân hàng thực hiện giao dịch nơi công ty có tài khoản

  • CMT/hộ chiếu: … Ngày cấp, nơi cấp, điện thoại: bỏ trống

  • Số tài khoản: ghi đúng số tài khoản của đối tác cần chuyển tiền, cần kiểm tra kỹ thông tin tài khoản tránh sai sót.

  • Tại Ngân hàng: Ghi rõ tên ngân hàng nơi công ty đối tác có tài khoản (do bên đối cung cấp)

  • Số tiền bằng số: ghi số tiền Việt Nam đồng. Ví dụ: 10.000.000đ

  • Số tiền bằng chữ: diễn giải đúng số tiền bằng chữ. Lưu ý viết hoa ký tự đầu tiên và kết thúc đánh dấu “./.”

  • Nội dung thanh toán: ghi nội dung thanh toán

  • Đơn vị trả tiền:

  • Chủ tài khoản: Phần này giám đốc ký, đóng dấu tròn vào đây. Lưu ý đóng 2/3 chữ ký vào trong phần dấu, 1/3 đóng ngoài dấu

  •  Đóng thêm dấu chức danh của giám đốc xuống dưới

Đối với phần dành cho nhân viên ngân hàng ghi:

  • Số bút toán: Ghi số thứ tự bút toán

  • Loại tiền: VNĐ

  • Tài khoản ghi nợ

  • Tài khoản ghi có

  • Kế toán giao dịch ký và đóng dấu

Những mẫu ủy nhiệm chi của các ngân hàng tại Việt Nam.

Mẫu ủy nhiệm chi ACB

voh.com.vn-tim-hieu-ve-uy-nhiem-chi-viet-uy-nhiem-chi-the-nao-cho-chuan-0

Mẫu Ủy nhiệm chi của Ngân hàng Á Châu - ACB. (Nguồn: Ngân hàng Á Châu - ACB)

Mẫu ủy nhiệm chi Vietcombank

voh.com.vn-tim-hieu-ve-uy-nhiem-chi-viet-uy-nhiem-chi-the-nao-cho-chuan-1

Mẫu Ủy nhiệm chi của Ngân hàng Vietcombank. (Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank)

Mẫu ủy nhiệm chi BIDV

voh.com.vn-tim-hieu-ve-uy-nhiem-chi-viet-uy-nhiem-chi-the-nao-cho-chuan-2

Mẫu Ủy nhiệm chi của Ngân hàng BIDV. (Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV)

Mẫu ủy nhiệm chi Sacombank

voh.com.vn-tim-hieu-ve-uy-nhiem-chi-viet-uy-nhiem-chi-the-nao-cho-chuan-3

Mẫu Ủy nhiệm chi của Ngân hàng Sacombank. (Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank)

 

Mẫu ủy nhiệm chi Agribank

voh.com.vn-tim-hieu-ve-uy-nhiem-chi-viet-uy-nhiem-chi-the-nao-cho-chuan-4

Mẫu Ủy nhiệm chi của Ngân hàng Agribank. (Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam)

Trên đây là một số thông tin về Ủy nhiệm chi và hướng dẫn, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc làm việc với ngân hàng.

Hướng dẫn 3 phương pháp chuyển khoản ngân hàng và chi phí cụ thể(VOH) - Với sự phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay thì các giao dịch không dùng tiền mặt trở nên phổ biến. Chuyển khoản ngân hàng là một trong những hình thức thông dụng nhất hiện nay.
Những điều kiện và thủ tục mở thẻ tín dụng VPBank bạn cần biếtThẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày. Sử dụng loại thẻ này người dùng có thể thỏa mãn được nhu cầu chi tiêu và giải quyết tốt những khó khăn tạm thời.
Bình luận