Theo đó, đến năm 2030, thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số.
Mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số của TPHCM là phát triển chính quyền số, kinh tế số, chuyển đổi số trong các ngành với tinh thần là đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, phong trào đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động, đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn.
Chuyển đổi số, ứng dụng giao thông thông minh hầm Thủ Thiêm, ngồi tại chỗ, có thể theo dõi 800 điểm giao thông trên địa bàn TP.HCM qua camera . Ảnh minh họa
Đến 2025 việc chuyển đổi số đạt theo các mục tiêu cơ bản sau:
Thực hiện 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử TPHCM được xác thực điện tử.
40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử thành phố được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất từ hệ thống Trung ương.
Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
60% các hệ thống thông tin của các sở, ngành, quận, huyện đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu thành phố không phải cung cấp lại.
90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng 9 ( ngoại trừ các hồ sơ nội dung mật).
80% báo cáo định kỳ (không có nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo thành phố và kết nối hệ thống báo cáo quốc gia.
Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ đến UBND cấp tỉnh, huyện; đến cuối năm 2025, phấn đấu 100% cấp tỉnh, 80% cấp huyện thực hiện họp thông qua hệ thống tại các cuộc họp của UBND.
Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở được kết nối với các CSDL quốc gia (gồm CSDL quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm) để phục vụ phát triển.
Cần đặt cách cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh thực hiện dự án tuyến Metro số 1 - (VOH) - Để đảm bảo tiến độ, dự án Metro số 1 cần có cơ chế “đặt cách” để khoảng 100 chuyên gia nước ngoài của nhà thầu Hitachi nhập cảnh vào Việt Nam (TPHCM) để làm việc.