Theo đại biểu Diệu Thúy, các gói hỗ trợ của Chính phủ cần phải hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có nhiều lao động để họ có thể trụ vững và phục hồi trở lại. TPHCM có đến 2 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp và họ đang gặp khó khăn, nếu không có công ăn việc làm dễ dẫn đến các hệ lụy và gánh nặng cho xã hội.
Sau đây là ý kiến của Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM Trần Thị Diệu Thúy.
Chúng tôi xin đề xuất một số nội dung trong thời gian từ nay đến cuối năm và trong năm 2022 hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp có đông lao động.
Hiện nay trên địa bàn TPHCM có khoảng 4 triệu lao động, nhóm lao động (có giao kết hợp đồng khoảng 2 triệu) thì hầu hết ở nhóm các doanh nghiệp thâm dụng lao động dệt may, da giày và nếu như chúng ta không có chính sách hỗ trợ thì lực lượng lao động ở khu vực này là nhóm bị yếu thế nhất. Bởi vì doanh nghiệp không gượng dậy được sau dịch bệnh thì sẽ dẫn tới chuyện người lao động mất việc và gánh chịu hậu quả là xã hội.
Do đó, tôi đề xuất Chính phủ hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thông dụng lao động để giải quyết được cơ bản các vấn đề về xã hội mà nếu như không giải quyết được thì đến năm 2022 chúng ta lại phải ra các gói hỗ trợ khác - sử dụng tiền túi để hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động.
Nhóm nội dung thứ hai, tôi đề xuất là nhóm hỗ trợ cho người lao động. Hiện nay, thành phố đã chi 3 đợt, khoảng gần mười mấy ngàn tỷ.
Tôi đề xuất Chính phủ có chủ trương hỗ trợ các gói vay không lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất cho người khó khăn bằng các hệ thống ngân hàng vi mô trên địa bàn hoặc các tổ chức tài chính, ngân hàng chính sách xã hội cho vay tín chấp để người lao động gặp khó khăn vay một khoản mười, hai mươi triệu để lo cho cuộc sống. Sau đó họ sẽ tự làm và trả lại tiền cho Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng và mình là hỗ trợ lãi suất.
Nếu như Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ cho chủ trương và tổ chức thực hiện chuyện này thì các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn và các ngân hàng như Ngân hàng chính sách xã hội sẽ có những gói hỗ trợ vốn vay cho người lao động để người lao động ổn định, có khoản tiền cụ thể vượt qua khó khăn thời điểm này, sau đó việc làm ổn định, người ta sẽ có thể quay lại với những điều kiện như trước khi có dịch.
Thứ ba đó là hỗ trợ các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và cái khoản khác tiếp tục giữ cho đến hết năm 2022 để người lao động an tâm vượt qua khó khăn về mặt tâm lý, vượt qua khó khăn trong điều kiện kinh tế như hiện nay.
Về hệ thống y tế, tôi thấy rằng, hệ thống y tế cơ sở của mình chịu sự tác động qua lại của các chính sách và các nghị quyết của Đảng và Chính phủ rất lớn và việc sắp xếp đó ảnh hưởng thấy rõ ngay thời gian dịch bệnh.
Khi có hệ thống y tế do lãnh đạo của quận, huyện điều hành, lãnh đạo là một thời gian khoảng gần hai chục năm, sau đó chuyển lại cho ngành y tế theo chuyên môn nhưng trong thời gian qua thì chính sự sắp xếp đó làm cho hạn chế rất lớn trong điều hành phòng, chống dịch.
Do đó, tôi đề xuất hệ thống y tế ở cơ sở cần phải được Chính phủ đánh giá, nhìn nhận một cách cụ thể, hiệu quả, thay đổi về kết cấu con người tại trạm y tế, thay đổi cả nhiệm vụ của trạm y tế điều trị ban đầu đối với các bệnh thông thường, tại địa phương gắn với y tế gia đình tại cơ sở thì mới giải quyết được…