Diễn Đàn TPHCM – Thích ứng Và Phát triển: Phải thay đổi để thích nghi

(VOH) – Nếu biết nắm bắt cơ hội, các startup hoàn toàn có thể vươn cao. Nhiều chuyên gia nhận định, đại dịch COVID-19 cũng là chất xúc tác mạnh mẽ để các mô hình kinh doanh trẻ đột phá xuất hiện.

Trong năm 2021 vừa qua, giống như mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế, các công ty start-up cũng gánh chịu những tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19. Những doanh nghiệp non trẻ vốn đang khí thế khi vừa gia nhập thị trường phải đối mặt với môi trường đầu tư và nhu cầu người dùng thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, dù trải qua một năm đầy biến động nhưng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển rất sôi động. Là một start-up khá thành công hiện nay, anh Phạm Đình Ngãi – CEO trẻ kiêm nhà sáng lập doanh nghiệp Sokfarm (chuyên về các sản phẩm nông nghiệp) đã có vài chia sẻ kinh nghiệm trong bối cảnh này.

doanh nghiệp Sokfarm
Anh Phạm Đình Ngãi – CEO trẻ kiêm nhà sáng lập doanh nghiệp Sokfarm. 

Mọi việc kinh doanh đã bình thường mới, tuy là có những khó khăn nhưng cơ bản cũng đã nhận được nhiều tín hiệu từ thị trường cũng như việc những chính sách mới đưa ra để giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm ra thị trường mà ở vai trò mình là một doanh nghiệp khởi nghiệp còn rất là non trên thị trường thì phải kiên trì để luôn luôn duy trì năng lượng tích cực, giúp cho mình tìm một hướng đi mới chuyên nghiệp, cho anh em công nhân luôn yên tâm sản xuất với doanh nghiệp của mình. Năng lượng tích cực giúp cho mình tìm một hướng đi mới cho việc tìm kênh phân phối mới, hoặc là sẽ tìm thị trường mới như thị trường xuất khẩu để có thể duy trì được doanh số.

Khó khăn nhất là làm sao để giữ được chuỗi liên kết, vì khi mình sản xuất thì sẽ liên quan tới rất nhiều bộ phận từ đơn vị nhập khẩu chai, in bao bì nhãn mác của sản phẩm…Và khi bán hàng thì phụ thuộc rất nhiều vào việc vận chuyển, đó là thách thức lớn nhất của doanh nghiệp. Và làm sao để giữ vững đầu óc anh em công nhân của mình, để họ luôn tin vào một cái niềm tin sẽ trở lại bình thường, và phải kiên quyết để mình truyền năng lượng đó.

Kế hoạch thứ hai là phải suy nghĩ tới những kịch bản, nếu anh em công nhân của mình hiện tại đang bị F0 thì phải có những kịch bản gì, và triển khai tất cả những kịch bản đó cho anh em công nhân, để họ luôn luôn có một niềm tin là dù cho có chuyện gì xảy ra thì mọi kịch bản đã được tính tới rồi.

Thứ ba là hành vi tiêu dùng, khách hàng không mua offline nữa mà tất cả chuyển sang mua online thì phải hiểu được là khách hàng họ đang mua ở kênh nào và phải truyền thông đúng kênh, đó là một vấn đề, mình sẽ tạo những nhóm cộng đồng về người tiêu dùng trên những mạng xã hội, từ đó mình sẽ hiểu được nhu cầu, tâm tư, tình cảm của những người đang dùng sản phẩm của mình như thế nào trong mùa dịch, từ đó mình sẽ có những kế hoạch truyền thông tốt hơn, bắt buộc phải chuyển đổi số, và thông qua việc online như thế này thì mình lại có cơ hội để tiếp xúc được nhiều hơn, cũng thấy được những hướng chuyển đổi và luôn luôn tìm được cơ hội trong những cái nguy cơ đó. Vậy thì vai trò chủ động của doanh nghiệp phải được đưa lên hàng đầu, phải tìm một mô hình kinh doanh phù hợp với thời điểm hiện tại.

Trong thời gian này sẽ là ba từ: thứ nhất đó là "thích nghi", thích nghi ở đây là phải luôn luôn tìm một ý tưởng sáng tạo cho doanh nghiệp của mình, tìm một hướng đi mới.

Điều thứ hai đó là vấn đề "tài chính", trong thời điểm hiện tại thì phải kiểm soát tài chính của doanh nghiệp rất kỹ, đặc biệt là lượng tiền mặt trong doanh nghiệp, để mình dự trù là doanh nghiệp của mình trụ tới mức nào và lên những kế hoạch dự phòng cho vấn đề tài chính của doanh nghiệp để biết là tới lúc nào thì sẽ buông và tới lúc nào thì mình sẽ đi tiếp.

Và cái thứ ba đó là cái vấn đề về "thích nghi", phải thay đổi để thích nghi trong thời bình thường mới này, và phải kiên cường.