Tại Hội thảo về trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố, các đại biểu cho rằng chương trình OCOP - Mỗi xã một sản phẩm - trên địa bàn TPHCM bao gồm sản phẩm từ các phường, quận, chứ không chỉ các xã của 5 huyện ngoại thành.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022, TPHCM có thêm 39 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao.
Đến nay, thành phố có 66 sản phẩm OCOP, đề ra mục tiêu đến 2025 có ít nhất 124 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Các sản phẩm OCOP có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao thu nhập người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững ở các địa phương.
Giai đoạn 2021-2025, Thành phố xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 nhận được sự quan tâm từ nhiều phía. Thực tế, nhiều quận huyện và Thành phố Thủ Đức vẫn có cả hoạt động sản xuất nông nghiệp và làng nghề. Vì vậy, trong giai đoạn tới đây chương trình triển khai ở cả các đơn vị phường, xã.
“Mở rộng lĩnh vực đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP: giai đoạn 2019 - 2020, tập trung phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố.
Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng phát triển sản phẩm OCOP gắn với 06 lĩnh vực, gồm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch” - Ông Đinh Minh Hiệp thông tin thêm.