Đăng nhập

Nhiều tuyến phố kinh doanh sầm uất tại TPHCM rơi vào cảnh trả mặt bằng

VOH - Thời gian qua, trên nhiều tuyến phố sầm uất bậc nhất TPHCM như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Lý Tự Trọng... xuất hiện cảnh tượng hàng loạt cửa hàng đóng cửa, trả mặt bằng.

Điều này khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi đây vốn là những khu vực tập trung đông đúc, nhộn nhịp với các hoạt động kinh doanh buôn bán.

Khảo sát của batdongsan.com cho thấy năm 2023, nhu cầu thuê nhà mặt phố tại TPHCM có xu hướng giảm với 40% so với cùng kỳ, khu vực các quận 7, quận 3, quận Phú Nhuận có thống kê sơ bộ giảm từ 45 - 50%.

DSC03316_vohXem toàn màn hình
Theo khảo sát, hơn 20% cửa hàng trên tuyến đường Lê Lợi đã đóng cửa trong vòng 6 tháng qua.

Tại TPHCM, không ghi nhận nguồn cung mới trong Q1/2024. Giá thuê trung bình khu vực Trung tâm gần ngưỡng 240 USD/m2/tháng, tăng nhẹ 1,8% so với năm trước.

Theo CBRE Việt Nam, diện tích bán lẻ trống tại khu vực Trung tâm ở ngưỡng  thấp, ở mức 4,7%. Trong khi đó, mức giá thuê tại khu vực ngoài Trung tâm tăng mạnh lên 53,3 USD/m2/tháng, tương đương với mức tăng 23,7% so với cùng kì năm 2023, do một số trung tâm tái cơ cấu khách thuê.

DSC03330_voh
Các mặt bằng bỏ trống tại đường Lê Lợi, quận 1

Tỷ lệ trống tại khu vực ngoài trung tâm TPHCM đạt 11,1%, đưa tỷ lệ trống trung bình chung của toàn thành phố lên tới gần 90%.

Xu hướng tăng giá thuê vẫn sẽ diễn ra, đặc biệt là ở khu vực trung tâm thành phố. Dự kiến trong năm năm tới, tổng nguồn cung mới trung bình mỗi năm ở Hà Nội và
TP.HCM khoảng 65.000 m2, thấp hơn 57% so với trung bình của 10 năm vừa qua.

DSC03340_voh
Tuyến phố Lê Lai, quận 1 cũng có nhiều mặt bằng còn trống chưa cho thuê

Vì nguồn cung mới hạn chế, ít dự án có quy mô đươc hoàn thành, nhưng sẽ ít khan hiếm hơn trong những năm vừa qua, CBRE dự báo giá thuê tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, cụ thể tăng từ 2-3% tại khu vực ngoài trung tâm, và 5-8% tại khu vực trung tâm.

DSC03293_voh
Mặt bằng đắc địa 2 mặt tiền trên đường Lý Tự Trọng quận 1 cũng bị bỏ trống 

Theo Savills Việt Nam cũng đưa ra dự báo tỷ lệ mặt bằng trống tại các khu vực trung tâm TPHCM có thể tăng lên 15-20% vào cuối năm 2024.

DSC03306_voh
Nhiều mặt bằng bỏ trống trên đường Lý Tự Trọng bị vẽ bậy ngoài cửa gây mất mỹ quan đô thị

Khu vực trung tâm TPHCM, đặc biệt là các quận 1, 3, 5, 10 là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng trả mặt bằng.

DSC03382_voh
Chịu cảnh trả mặt bằng nhiều nhất là khu phố kinh doanh thời trang Nguyễn Trãi (quận 1, quận 5).

Một số tuyến phố sầm uất như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Lý Tự Trọng... có tỷ lệ trả mặt bằng lên tới 15-30% với nhiều cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, đồ lưu niệm,... buộc phải ngừng hoạt động.

DSC03364_voh
Nhiều người dân tận dụng mặt bằng bỏ trống để bán hàng lề đường
DSC03368_voh
DSC03391_voh
Nhiều cửa hàng trên đường Nguyễn Trãi bán thanh lý xả lỗ để trả mặt bằng
DSC03404_voh
Một cửa hàng trên đường 3/2, quận 10 giảm giá 80% để trả mặt bằng

Riêng khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ và tuyến đường Phạm Ngũ Lão chỉ có vài mặt trống, đa số các mặt bằng kinh doanh đã được lấp đầy.

DSC03426_voh
Trên đường 3/2, quận 10 cũng có nhiều mặt bằng treo bảng cho thuê

Nhiều trung tâm thương mại lớn tại TPHCM cũng ghi nhận số lượng gian hàng trống gia tăng, đặc biệt là các gian hàng thuộc ngành hàng thời trang, mỹ phẩm, điện máy,...

DSC03414_voh
Một mặt bằng lớn bị bỏ trống trên đường 3/2 quận 10.

Theo các chuyên gia kinh tế, sự bùng nổ của thương mại điện tử và livestream bán hàng online được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

DSC03278_voh
Phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1 chỉ có khoảng 2-3 mặt bằng bỏ trống, đa số đã được lấp đầy
DSC03350_voh
Khu phố Phạm Ngũ Lão, quận 1 ít có mặt bằng bị bỏ trống.

Theo số liệu của YouNet ECI, quý I/2024 bốn nền tảng thương mại điện tử Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki mang về tổng cộng 79,12 nghìn tỷ đồng, tiêu thụ 768,44 triệu đơn vị sản phẩm. Dự báo ngành thương mại điện tử Việt Nam vẫn sẽ giữ vững đà tăng trưởng với tổng giao dịch năm 2025 dự kiến đạt đỉnh 16,8 tỷ USD. 

DSC03436_voh
Mặt bằng bị bỏ trống trên đường Lê Văn Sỹ 

Livestream trở thành kênh bán hàng hiệu quả, thu hút lượng lớn khách hàng, đặc biệt là giới trẻ, bởi sự tiện lợi, giá cả cạnh tranh và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

DSC03445_voh
Đa số mặt bằng nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ được lấp đầy chỉ còn vài mặt bằng diện tích lớn bị bỏ trống

Với sự tiện lợi, nhanh chóng và đa dạng về sản phẩm, hình thức mua sắm trực tuyến đã thu hút lượng lớn khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.

DSC03473_voh
Mặt bằng 2 mặt tiền Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ trống nhiều năm chưa ai thuê

Điều này khiến cho lượng khách đến mua sắm tại các cửa hàng truyền thống giảm đi đáng kể, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động và buộc phải trả mặt bằng.

Việc nhiều cửa hàng đóng cửa, trả mặt bằng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến cảnh quan đô thị và đời sống của người dân.

Nhiều tuyến phố vốn sầm uất, náo nhiệt nay trở nên ảm đạm, thiếu sức sống, tạo nên cảm giác hoang vắng, u buồn.Bên cạnh đó, tình trạng này cũng dẫn đến việc gia tăng thất nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.

Bình luận