Bộ sử nhân sỹ trí thức Sài Gòn – Gia Định giai đoạn từ 1930 – 1954 gồm 3 phần chính: Thời kỳ trước khi có Đảng; thời kỳ 1930 – 1945 và thời kỳ từ 1945 – 1954.
Ông Nguyễn Trọng Xuất, chủ nhiệm CLB Truyền thống kháng chiến TPHCM – chủ biên Bộ sách cho biết: Phong trào đấu tranh của nhân dân đô thị, đặc biệt của nhân sỹ, trí thức trong vùng bị địch tạm chiếm, là nét nổi bật của cuộc kháng chiến Nam bộ. Trong đó, có hai nhân tố chủ yếu chi phối cuộc chiến tranh cách mạng, một là nhân tố vũ trang - nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp, hai là nhân tố chính trị - nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh. Đặc biệt, là sức mạnh của khối “Liên minh công – nông – trí” – là sự gắn kết keo sơn trong đấu tranh giữa tầng lớp trí thức với giai cấp công nông. Ảnh hưởng của mỗi cao trào chính trị là một đòn chí tử giáng vào kẻ địch, những kẻ chỉ biết dựa vào sức mạnh cuả vũ khí kỹ thuật nội hàm chính trị của chiến tranh cách mạng.
Ông Nguyễn Trọng Xuất - chủ nhiệm CLB Truyền thống kháng chiến TPHCM – chủ biên Bộ sách giới thiệu về cuốn sách sử cho các khách mời.
Nói về ý nghĩa của bộ sử ông Nguyễn Trọng Xuất cho biết thêm: "Cuốn sách này là một bộ phận góp vào trong giáo dục truyền thống các thế hệ trẻ, làm cho khí phách của dân tộc trong kháng chiến đã thể hiện thì nối tiếp các thế hệ sau và các thế hệ sau này nếu nhận thức được điều đó thì tự nhiên thấy trách nhiệm của mình đối với dân với nước. Cho nên cái lớn nhất chính là ở chỗ phải yêu nước, dám xả thân và cái đó nó đánh giá linh hồn dân tộc trong anh như thế nào".