TPHCM chủ động lên phương án chống ngập mùa mưa

(VOH) - Trước tình trạng biến đổi khí hậu, dự báo thời tiết mùa mưa năm nay tiếp tục diễn biến khó lường.

Để phòng, chống úng ngập, bảo đảm tiêu thoát nước, các đơn vị chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng phương án và triển khai các giải pháp như tiến hành nạo vét hệ thống truyền dẫn, các trục tiêu thoát nước chính; sửa chữa, bảo dưỡng các trạm bơm, đập điều tiết...

TPHCM chủ động lên phương án chống ngập mùa mưa 1
Ảnh minh hoạ. 

Thông tin đến người dân Thành phố về việc triển khai, vận hành hệ thống chống ngập, đặc biệt là đại dự án chống ngập 10.000 tỷ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào vận hành mới đây, ông Đặng Phú Thành - Phó giám đốc Sở Xây dựng TPHCM trả lời phỏng vấn của VOH.

*VOH: Hiện Thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị bước vào đầu mùa mưa, theo ghi nhận có một vài điểm ngập gây khó khăn cho người dân và người tham gia giao thông. Theo như kế hoạch trong giai đoạn 2020 - 2021 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thi công 08 dự án để xóa 11 điểm ngập, hiện một số dự án đã thực hiện và vẫn có những dự án chậm tiến độ. Tiến độ hiện nay của các dự án này? 

Ông Đặng Phú Thành: Theo kế hoạch, trong năm 2021, thành phố sẽ thực hiện hai dự án xóa 3 điểm ngập. Cụ thể, hoàn thành 02 dự án (Cải tạo hệ thống thoát nước đường Tân Quỷ (từ Gò Dầu đến Tân Hương) quận Tân Phú và Cải tạo hệ thống thoát nước đường Trương Công Định (từ Trường Chinh đến Âu Cơ), quận Tân Bình) giải quyết 03/18 điểm ngập: đường Tân Quý, Trương Công Định, Ba Vân. Hiện các dự án đang trong giai đoạn thi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2021.

Trong giai đoạn giai đoạn 2021 - 2025, thành phố tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án nhằm giải quyết 18 tuyến trục chính thường xuyên ngập: Tân Quý, Ba Vân, Trương Công Định, Bàu Cát, quận Tân Bình; Thảo Điền, Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng, Đặng Thị Rành, Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân, Quốc lộ 1A, Thành phố Thủ Đức; Nguyễn Hữu Cảnh, Bạch Đằng, quận Bình Thạnh; Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyền Văn Khối, quận Gò vấp; Phan Anh, quận Tân Phú; và Hồ Học Lãm, quận Bình Tân.

*VOH: Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh rõ ràng đã rất quan tâm và  nỗ lực để giải quyết vấn đề ngập trên địa bàn nhưng hiệu quả chưa cao. Vậy mùa mưa năm nay, tình hình ngập tại một số nơi được xem là rốn ngập của Thành phố Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Hữu Cảnh, Kha Vạn Cân, Trần Não, …) sẽ được dự báo như thế nào? 

Ông Đặng Phú Thành: Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 10 thành phố có nguy cơ ảnh hưởng do biến đổi khí hậu cao nhất thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì diện tích đất bị ngập của thành phố đến cuối thế kỷ 21 lần lượt là 128km2, 204km2 và 473km2 tương ứng với các kịch bản nước biển dâng 65cm, 75cm và l00cm; do đó, việc kiểm soát ngập sẽ có nhiều thách thức đối với Thành phố (tương tự các quốc gia tiến tiến nhất thế giới khi ứng phó với biến đổi khí hậu), Trong thời gian tới, Thành phố phải tiếp tục nghiên cứu triển khai một chiến lược quản lý ngập lụt một cách bền vững, thân thiện với môi trường và ít tốn kém nhất. 

Qua theo dõi diễn biến của thời tiết và tình hình ngập nước trên địa bàn thành phố trong năm 2021 cho thấy, tính đến ngày 28 tháng 5 năm 2021 đã xuất hiện 04 trận mưa gây ngập, vũ lượng lớn nhất đạt 126,2mm, số tuyến đường xuất hiện ngập 35 tuyến; trong đó, 26 tuyến ngập tức thời do cường độ mưa tập trung xuất hiện trong thời gian ngắn, Đối với những tuyến đường cụ thể: 

(1) Nguyễn Hữu Cảnh: Thành phố đã cơ bản hoàn thành dự án Cải tạo nâng cấp tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh; trong đó có đầu tư, lắp đặt mới hệ thống thoát nước (đoạn từ cầu Văn Thánh đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh), hiện nay đang theo dõi tình hình ngập nước tại khu vực này để đánh giá hiệu quả chống ngập, bên cạnh đó, Thành phố cũng cho vận hành hệ thống thoát nước hiện hữu kết hợp với bơm tăng cường hỗ trợ thoát nước cho khu vực dự kiến tình trạng ngập sẽ được giải quyết triệt để trong năm 2021.

(2) Đường Kha Vạn Cân: Đây là khu vực trũng thấp so với địa hình xung quanh, khi mưa to xuất hiện, lượng nước tập trung đổ dồn về khu vực này gây ngập tức thời, kêt ỔI úc mưa hoặc khi mưa còn lâm râm thỉ lượng nước ngập trên đường được rút hết. Đê giải quyết ngập nước tại khu vực này, Thành phố đang thực hiện các dự án: Cải tạo rạch cầu Ngang (dự kiến xong trong năm 2021) dự án Xây dựng hệ thống thoát nước đường Dương Văn Cam - Đặng Thị Rãnh - Kha Vạn Cân (dự án đang chuẩn bị đầu tư), sau khi hoàn thành, tình hình ngập nước tại khu vực sẽ được cải thiện.

(3) Đường Trần Não: Qua theo dõi các trận mưa sau khi hoàn thành dự án Cải tạo, nâng cấp đường Trần Não (đoạn từ Cầu Sài Gòn đến Lương Định Của) từ năm 2017, tuyến đường này đã không còn xuất hiện tình trạng ngập nước điều kiện sinh hoạt của người dân dọc tuyến và việc lưu thông của các phương tiện đã được cải thiện. Đối với đoạn còn lại (từ Lương Định Của đến Mai Chí Thọ) thuộc Thành phổ Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện đầu tư đồng bộ theo quy hoạch.

*VOH: Trong thời gian qua, nguyên nhân ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được các chuyên gia phân tích, do đó người dân Thành phố đang mong chờ đại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giảm ngập cho toàn Thành phố, ông có có thể nói rõ hơn về đại dự án này, với mục tiêu hiệu quả đặt ra như thế nào?

Ông Đặng Phú Thành: Dự án chống ngập mà quý đài đề cập là dự án Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Giai đoạn 1) do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam làm Nhà đầu tư. 

Mục tiêu của dự án là Kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh; chủ động kiểm soát triều và điều tiết nước trong các kênh rạch nhằm tăng cường hiệu quả thoát nước cho hệ thống thoát nước hiện hữu. 

Quy mô dự án: Xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn, quy mô bề rộng cổng từ 40 -r Ỉ60m; cao trình đáy cống từ -3.60 -ỉ- -lO.OO m và Xây dựng đoạn đẻ bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh - Giai đoạn 1 bao gồm khoảng 6,004km đê/kè ở các đoạn xung yếu, 43 cống nhỏ có khẩu độ từ 1,0 m 10,0 m từ Vàm Thuật đến Mương Chuối; Xây dựng nhà quản lý trung tâm và hệ thống Scada.

Hiệu quả dự án: mục tiêu của dự án là kiểm soát triều vùng trung tâm thành phố (bờ tả sông Sài Gòn) có diện diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân.

*VOH: Theo phân tích của các chuyên gia, việc người dân lấn chiếm vỉa hè, xả rác làm bít cống thoát nước cũng được xếp vào một trong những nguyên nhân lớn gây ngập. Sở Xây dựng có đề xuất gì để chấn chỉnh tình trạng này?

Ông Đặng Phú Thành: Tình trạng xây dựng lấn chiếm, xả rác làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước, kênh, rạch vẫn còn phổ biến; mặc dù Thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhưng việc triển khai xử lý gặp nhiều khó khăn: lực lượng kiểm tra, xử lý còn mỏng chưa kịp thời phát hiện và ghi nhận hiện trường để xử lý đối với những hành vi xâm hại, xả rác xuống hệ thống thoát nước, kênh, rạch; việc áp dụng các hình thức chế tài còn lúng túng, chưa phát huy hết tính nghiêm minh của quy định pháp luật đối với lĩnh vực môi trường, thoát nước.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”; nội dung này đã được người dân và chính quyền địa phương hưởng ứng tích cực, tình trạng xả rác làm tắc nghẽn dòng chảy đã có diễn biến tích cực. Trong thời gian tới, Sở Xây dựng tiếp tục phối hợp với Chính quyền địa phương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện các biện pháp chế tài theo quy định đối với những trường hợp cố tình vi phạm.

*VOH: Trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, những dự án chống ngập nào tiếp tục được triển khai để trong thời gian tới khi bước vào mùa mưa sẽ không còn là điệp khúc: “đến hẹn lại ngập”?

Ông Đặng Phú Thành: Để triển khai hiệu quả công tác xóa, giảm ngập trên địa bàn thành phố Thành phố đã ban hành Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2021 về Phê duyệt Đề án Chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020 - 2045 và Kế hoạch chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2030. Trong đó mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 và giữ vững kết quả đạt được, không để tái ngập tại các vị trí đã được giải quyết trong phạm vi 550km2 thuộc giai đoạn 2016-2020' tập trung giải quyết ngập bền vững cho lưu vực Trung tâm thành phổ rộng 106,41 km2; cơ bản giải quyết thoát nước cho các vùng còn lại của Thành phố. Đê làm việc này, thành phố sẽ: 

-  Hoàn thành các dự án nâng cấp cải tạo hệ thống thoát nước giải quyết 18 tuyến đường ngập do mưa còn lại.

-  Xây dựng mới, hoàn thiện hệ thống thoát nước tại khu vực chưa có hệ thống thoát nước đặc biệt khu vực phía Đông thành phổ. 

-  Thực hiện nạo vét các trục tiêu thoát nước lớn nhằm tăng cường khả năng thoát nước cho khu vực trung tâm thành phố về phía Nam, kết hợp chỉnh trang đô thị.

Trong giai đoạn 2021 -í- 2025, sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương tinh Đồng Nai qua sóng Sài Gòn); Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng ven rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) quận Bình Thạnh, quận Gò vấp; dự án Cải tạo kênh Hy Vọng. Đồng thời, triển khai các dự án xây dựng hệ thống thoát nước lưu vực Tây Sài Gòn và lưu vực Tham Lương - Bến Cát và Cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (GĐ3) nhằm hoàn thiện hệ thống thoát nước, chỉnh trang đô thị cho các lưu vực trên.

*VOH : Cảm ơn ông !