Đây là điểm dịch thứ 2 được TPHCM công bố sau điểm dịch đầu tiên tại phường Phú Hữu, quận 9 khi tiêu hủy hơn 160 con heo.
TPHCM triển khai kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với dịch tả heo châu Phi. Ảnh minh họa: congan
Để kiểm soát dịch tả này, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế văn hóa xã hội 6 tháng đầu năm 2019 mới đây, ông Trần Ngọc Hổ - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, TPHCM đã thành lập 25 chốt ở các quận huyện, 7 chốt ở trung tâm thành phố để kiểm tra số heo đưa vào thành phố tiêu thụ, làm tốt công tác phòng ngừa. Mặt khác, thành phố đặc biệt kiểm soát nguồn thực phẩm, khuyến cáo các trại nuôi heo hộ gia đình cho heo dùng thức ăn đã nấu chín, thực hiện đảm bảo tiệt trùng, không cho người chăn nuôi lui tới trại heo khác, cách ly hoàn toàn trong quá trình nuôi. Thậm chí khi xuất chuồng bán thì cũng phải báo Cục Thú y để kiểm tra chặt chẽ.
Bình quân mỗi ngày, TPHCM tiêu thụ từ 7.000 - 10.000 con heo, riêng lượng heo nuôi tại thành phố cung cấp không quá 20%: “TPHCM nuôi thành phẩm, trung phẩm thì rất ít, chủ yếu chúng tôi nuôi con giống ở các trại heo rất nghiêm ngặt. Chúng tôi tăng cường kiểm soát ở các lò giết mổ rất chặt chẽ, kiểm tra thông báo trước khi mổ dẫn đến việc phòng ngừa lây lan đối với dịch tả heo châu Phi ở thành phố. Trong tình hình hiện nay, TPHCM có biện pháp rất tốt trong việc tổ chức, giám sát ngăn ngừa đối với heo vào thành phố đối với dịch tả heo châu Phi”.
Đối với một số trại nuôi heo lẻ tại TPHCM, hiện giá thành thịt heo thấp, sức tiêu thụ không cao, TPHCM đã khuyến khích các hộ này chuyển dịch từ nuôi heo chuyển sang nuôi lươn có hiệu quả, tăng tỉ lệ thực tế nuôi lươn để có thể cung cấp cho thị trường xuất khẩu.