TPHCM xét nghiệm Covid-19 có trọng tâm, trọng điểm đến 15/9

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng, hiện nay số F0 vẫn đang tăng. Nếu không phân tầng và thay đổi chiến lược điều trị, quản lý F0 thì sẽ tạo nhiều áp lực hơn nữa cho ngành y tế.

Theo Trung tâm báo chí TPHCM, chiều ngày 28/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM (Ban chỉ đạo) tổ chức họp báo cung cấp, tuyên truyền về một số thông tin nổi bật trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP 24 giờ qua. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Phan Nguyễn Như Khuê và Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải chủ trì họp báo.

Thông tin về công tác chỉ đạo, Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải cho biết, Ban Thường vụ Thành uỷ TPHCM đã ban hành Thông báo 525 về việc phân công các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP trực tiếp phụ trách, theo dõi, chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc mọi mặt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên các địa bàn để đạt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh theo Nghị quyết số 86 của Chính phủ.

Từ ngày 23/8 đến nay, TPHCM thực hiện 1.436.922 mẫu test nhanh và phát hiện 54.498 ca dương tính 1

Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Phạm Đức Hải cung cấp thông tin tại họp báo

Theo đó, Thành ủy TP yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ TP đến cơ sở xác định, quán triệt trong toàn hệ thống chính trị công tác phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ chính trị ưu tiên, quan trọng đặc biệt hiện nay. 

Chính phủ đã ban hành Quyết định số1415/QĐ-CP trong đó cấp cho TPHCM 71.000 tấn gạo để hỗ trợ cho người dân; đợt đầu tiên TP được nhận là 14.500 tấn, TP sẽ triển khai cấp phát cho người dân nhanh chóng để tiếp tục đốc thúc cấp đợt 2 với 56.500 tấn còn lại.

TP hiện đang điều trị cho 38.559 bệnh nhân

Tính đến 06 giờ ngày 28/8/2021, có 194.596 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TPHCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 194.159 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 437 trường hợp nhập cảnh.

TP hiện đang điều trị cho 38.559 bệnh nhân, trong đó: có 2.310 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.739 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 27/8, có 2.236 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện từ 01/01/2021 đến nay là 99.955 người); 287 trường hợp tử vong trong ngày.

Về công tác xét nghiệm, từ 18 giờ ngày 26/8/2021 đến 18 giờ ngày 27/8/2021, TP đã lấy 433.183 mẫu, trong đó có 6.694 mẫu đơn và 10.853 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 352.388 mẫu.

Về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, đến ngày 27/8/2021, tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm là 5.806.990 (tăng 65.336 mũi vắc xin so với ngày 26/8/2021); trong đó 5.533.223 mũi 1, 273.767 mũi 2; số người trên 65 tuổi, người có bệnh nền được tiêm là 615.139 người.

TPHCM tiếp nhận, điều chỉnh thông tin tiêm chủng vắc-xin COVID-19 trên Sổ Sức khỏe điện tử (SSKĐT). Thông tin tiêm chủng của người dân tại TPHCM đã được triển khai cập nhật lên SSKĐT, trong đó, một số trường hợp khi kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn thông tin cập nhật trên SSKĐT. Để thuận tiện cho việc chỉnh sửa các thông tin chưa chính xác, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố triển khai tiếp nhận thông tin cần chỉnh sửa liên quan vấn đề tiêm chủng vắc-xin COVID-19 của người dân Thành phố trên SSKĐT. Các thông tin cần chỉnh sửa sẽ chuyển đơn vị liên quan cập nhật.

Bên cạnh đó, ngày 27/8/2021, Sở Y tế TPHCM đã ban hành công văn số 6065/SYT-NVY về tiếp tục cập nhật “Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0” (phiên bản 1.5); bổ sung loại hình “Tổ COVID dựa vào cộng đồng” và điều chỉnh danh mục thuốc chống đông dạng uống từ 03 loại xuống còn 02 loại. 

Nhằm hỗ trợ các F0 cách ly tại nhà, Sở Y tế TP, Sở Thông tin và Truyền thông TP đã phối hợp với Tập đoàn VNPT, Công ty Cổ phần FPT, mạng lưới Thầy thuốc đồng hành triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối với người dân là F0 cách ly tại nhà qua nhiều hình thức hỗ trợ. Theo đó, người dân TPHCM sử dụng Hệ thống Khai báo Y tế điện tử thành phố để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Từ ngày 23/8 đến nay, TPHCM thực hiện 1.436.922 mẫu test nhanh và phát hiện 54.498 ca dương tính 2

Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng

Trao đổi với các phòng viên báo chí về công tác xét nghiệm, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cho biết, từ ngày 23/8 đến nay, TP đã thực hiện 1.436.922 mẫu test nhanh và phát hiện 54.498 ca dương tính, tỷ lệ tổng số không khác nhiều so với số mẫu dương tính đã thực hiện, dao động trên dưới 3,5%.

Từ ngày 15/8 đến 15/9/2021, với mục tiêu xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Chiến lược xét nghiệm được thay đổi theo từng địa bàn với các mức nguy cơ dịch bệnh.

Trong đó, khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam” sẽ làm test nhanh cho tất cả người dân với tần suất 2 ngày/lần. Khu vực “vùng xanh” và “vùng vàng” sẽ làm xét nghiệm RT-PCR với mẫu gộp 5 cho “vùng vàng” và mẫu gộp 10 cho “vùng xanh”; tần suất 7 ngày/1 lần.

Việc test nhanh tại nhà được thực hiện dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của lực lượng y tế.

Theo ông Hưng, hiện nay số F0 vẫn đang tăng. Nếu không phân tầng và thay đổi chiến lược điều trị, quản lý F0 thì sẽ tạo nhiều áp lực hơn nữa cho ngành y tế. Vì vậy, trong chiến lược điều trị của TP, tầng 1 rất quan trọng, bao gồm các F0 đang cách ly tại nhà, xuất viện trở về và cả F0 ở những khu cách ly, điều trị tại quận - huyện. Nếu làm tốt việc chăm sóc, quản lý tại tầng 1 sẽ hạn chế bệnh nhân chuyển nặng, giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong.

Về vấn đề điều trị F0 tại nhà, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Nguyễn Hồng Tâm trao đổi thêm, hiện số F0 cách ly tại nhà hiện trên dưới 45.000 ca. Thành phố không chỉ tập trung điều trị F0 có điều kiện cách ly tại nhà thông qua các trạm y tế lưu động, mà còn chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện quản lý kể cả F0 phát hiện qua xét nghiệm.

Riêng việc cung cấp oxy cho F0 tại nhà sẽ do các trạm y tế lưu động đảm nhiệm, mỗi trạm có ít nhất 3 bình oxy lớn và 2 bình nhỏ.

Từ ngày 23/8 đến nay, TPHCM thực hiện 1.436.922 mẫu test nhanh và phát hiện 54.498 ca dương tính 3

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Nguyễn Hồng Tâm

Đã triển khai hỗ trợ cho 67.276/68.729 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

TPHCM đã tổ chức tiếp nhận 83 đối tượng cơ nhỡ, lang thang xin ăn sinh sống nơi công cộng vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội trong ngày (lũy kế từ ngày 11/7/2021 đến 28/8/2021: 660 người); Tiếp nhận 14 đối tượng cai nghiện ma túy (vào Cơ sở xã hội Thanh Thiếu niên 2 và Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy Bình Triệu: 4 người) (lũy kế từ ngày 11/7/2021 đến 28/8/2021: 186 người).

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo tại Công văn 2209/UBND-KT ngày 01/7/2021 của UBND Thành phố và Nghị quyết số 68/NQ-CP cùng Quyết định số 23/QĐ-TTg, TP đã triển khai hỗ trợ cho 67.276/68.729 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (đạt tỷ lệ 97,89%) với kinh phí hỗ trợ 140.729.800.000 đồng; 193/193 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (đạt tỷ lệ 100%), kinh phí hỗ trợ 396.400.000 đồng.

Đồng thời, hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm. Trong đó, chốt chi hỗ trợ Đợt 1 (ngày 08/8/2021): 365.794/365.794 lao động (đạt tỷ lệ 100%), kinh phí hỗ trợ 548.691.000.000 đồng; Đợt 2: 513.666/1.003.362 lượt lao động (đạt tỷ lệ 51,19%), kinh phí hỗ trợ 770.499.000.000 đồng. Tổng cộng 2 đợt: 1.319.190.000.000 đồng.

Hỗ trợ hộ kinh doanh phải dừng hoạt động: 5.861/5.861 hộ (đạt tỷ lệ 100%), kinh phí hỗ trợ 11.722.000.000 đồng

Hỗ trợ thương nhân tại các chợ truyền thống: 20.829/21.166 (đạt tỷ lệ 98,41%) kinh phí 32.350.770.000 đồng.

Hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: đã giải quyết cho 101.356 đơn vị với 2.322.562 người lao động, kinh phí hỗ trợ: 1.060.492.875.247 đồng.

Hỗ trợ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: đã giải quyết cho 154 đơn vị với 31.079 người lao động, kinh phí hỗ trợ 236.121.676.565 đồng.

Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật: 139/139 người (đạt tỷ lệ 100%), kinh phí hỗ trợ 515.690.000 đồng.

Hỗ trợ người lao động là hướng dẫn viên du lịch: 338/6.124 người (đạt tỷ lệ 4%), kinh phí hỗ trợ 1.253.980.000 đồng.

Hỗ trợ hộ lao động khó khăn đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu lao động nghèo, khu vực bị phong toả…: 314.732/1.223.973 hộ (đạt tỷ lệ 26%), kinh phí 455.854.800.000 đồng (từ NSNN: 336.153.300.000 đồng, từ nguồn của UBMTTQ: 119.701.500.000 đồng).

Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo: 53.776/53.901 hộ được UBND TP Thủ Đức, quận huyện thống nhất (đạt tỷ lệ 99,8%), kinh phí 58.705.200.000 đồng (từ NSNN: 39.049.000.000 đồng, từ nguồn của UBMTTQ: 19.656.200.000 đồng).

Tăng cường kiểm tra giấy phép lưu thông

Liên quan đến phản ánh xuất hiện tình trạng ùn ứ tại một số chốt chặn, Thướng tá Lê Mạnh Hà – Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP cho hay, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát phòng chống dịch, lực lượng Công an TP tăng cường kiểm tra giấy phép lưu thông, các giấy tờ cần thiết và khai báo y tế trên hệ thống khai báo di chuyển nội địa quốc gia của Bộ Công an. Tuy nhiên, do tài xế chưa thực hiện khai báo QR Code trước khi lưu thông nên dẫn đến việc ùn ứ tại một số chốt chặn.

Với lượng lưu thông như hiện nay (chỉ bằng 10% so với ngày thường), việc ùn ứ này không phải nhiều.

Từ ngày 23/8 đến nay, TPHCM thực hiện 1.436.922 mẫu test nhanh và phát hiện 54.498 ca dương tính 4

Thướng tá Lê Mạnh Hà – Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP

Cũng theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, qua thực tế cấp giấy phép lưu thông cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn có những khó khăn, vướng mắc nhất định. Vì vậy, từ ngày mai - 29/8, để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động lưu thông nhằm thực hiện công vụ, Công an TP có một số điều chỉnh như sau:

Thứ nhất, những hãng xe chở nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp đi thực hiện công vụ nhưng không có mã QR Code thì chỉ cần 01 người trên xe có giấy phép lưu thông, khai báo y tế và đảm bảo các biện pháp chống dịch thì sẽ được lưu hành.

Thứ hai, đối với những tài xế đi xét nghiệm COVID-19 để phục vụ việc cấp mã luồng xanh cho phương tiện; người có vé máy bay để đi nước ngoài du học, về các tỉnh thành khác… không cần cấp giấy đi đường; chỉ cần chứng minh thuộc nhóm đối tượng này như hướng dẫn trước đây thì vẫn được phép lưu thông trên đường theo lộ trình “1 cung đường 2 điểm đến”.

Thứ ba, đối với những nhân viên vận chuyển gas (bình 12kg trở lên) lưu thông tại các vùng dân cư chỉ cần có giấy giao hàng, địa chỉ nơi nhận và khai báo y tế cũng được phép lưu thông.

Đề xuất cho phép 25.000 shipper được hoạt động

Về đề xuất cho phép 25.000 shipper được hoạt động, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương cho hay đề xuất này vẫn đang chờ được phê duyệt.

Cơ sở để ngành Công Thương đưa ra đề xuất này, theo Phó Giám đốc Sở Công Thương, đội ngũ shipper công nghệ có nhiều thuận tiện trong việc tiếp nhận thông tin và điều phối giao nhận hàng hóa; đã được tiêm vắc xin; có các phần mềm (App) quản lý lộ trình nên việc kiểm soát giao nhận hàng hóa đơn giản, an toàn, nhanh chóng hơn.

Đồng thời, nếu đội ngũ này được phép hoạt động sẽ góp phần giảm tải rất lớn cho các lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ này.

Từ ngày 23/8 đến nay, TPHCM thực hiện 1.436.922 mẫu test nhanh và phát hiện 54.498 ca dương tính 5

Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương

Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để giải thích cho người dân hiểu đầy đủ, sâu sát hơn các biện pháp phòng chống dịch của TP

Nhấn mạnh vai trò chủ chốt của người dân trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng, sau 1 tuần siết chặt giãn cách xã hội, TP đã ghi nhận những kết quả bước đầu.

Tuy nhiên, diễn biến của dịch bệnh vẫn hết sức phức tạp, những ngày tới, đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để giải thích cho người dân hiểu đầy đủ, sâu sát hơn các biện pháp phòng chống dịch của TP, duy trì việc giãn cách nghiêm ngặt và cùng đồng hành, trở thành những pháo đài chống dịch.

Với đô thị lớn như TPHCM, việc làm thế nào để có sự thông suốt từ tư tưởng, quan điểm cho đến hành động và không để xảy ra chệch choạc, các cơ quan báo chí giữ vị trí quan trọng và trách nhiệm lớn lao.

Từ ngày 23/8 đến nay, TPHCM thực hiện 1.436.922 mẫu test nhanh và phát hiện 54.498 ca dương tính 6

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê

Cung cấp thông tin không ngừng nghỉ trong suốt thời gian siết chặt giãn cách xã hội

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh của các cơ quan báo chí, các phòng viên, biên tập viên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình cho biết, trong suốt thời gian TPHCM siết chặt giãn cách, chúng ta sẽ cung cấp thông tin không ngừng nghỉ bởi mục tiêu cao nhất hiện nay là TP sớm trở lại trạng thái bình thường mới.

Đây là ngày họp báo thứ 6 trong thời gian siết chặt giãn cách, nhiều thông tin đã được trao đổi, phản ánh, ghi nhận; từ đó các ngành, các lực lượng rà soát, điều chỉnh và xử lý kịp thời, góp phần rất lớn cùng Thành phố trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.

“Mỗi nỗ lực từng ngày, đích đến gần hơn mỗi ngày” - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương bày tỏ.

Từ ngày 23/8 đến nay, TPHCM thực hiện 1.436.922 mẫu test nhanh và phát hiện 54.498 ca dương tính 7

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình 

Bình luận