Theo đánh giá của các thí sinh tham dự kì thi Đánh giá năng lực 2018 thì kiến thức trong đề thi Đánh giá năng lực nhẹ hơn đề thi THPT Quốc gia. Kiến thức trong đề thi rộng hơn, không quá khó nhưng đòi hỏi thí sinh phải tư duy, suy luận, loại trừ đáp án và chọn.
Thí sinh chuẩn bị vào phòng thi Đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia TPHCM năm 2018
Bí kíp để làm tốt bài thi Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM được đúc rút từ các thí sinh như sau:
* Ngoài việc nắm chắc những kiến thức cơ bản của lớp 10, 11, 12, thí sinh nên cập nhật cả những kiến thức xã hội thực tế từ báo chí, internet - vì đề thi đôi khi sẽ có những câu hỏi lý thú ngoài sách giáo khoa và hệt như… câu hỏi gameshow truyền hình.
* Làm bài từ đầu tới cuối, câu nào chắc chắn thì làm ngay, gặp phần khó thì tạm thời bỏ qua, chuyển tới câu khác - Điều này để tránh việc bạn bỏ sót câu trả lời. Thông thường càng về cuối giờ, bạn thường bối rối hơn và dễ xảy ra sai sót.
* Khi gặp câu khó nên sử dụng kết hợp phương pháp suy luận và loại trừ để chọn đáp án – Với những câu hỏi khó/câu hỏi mà bạn chỉ láng máng nhớ và không chắc câu trả lời, hãy tìm những câu trả lời sai để loại trừ bớt. Sau đó lựa chọn câu mà theo bạn ít có khả năng sai nhất.
* Nếu lỡ làm không kịp thì vẫn cố gắng làm hết các câu, không nên bỏ sót – Điều này có nghĩa là nên “đánh đại” vào một kết quả nào đó nếu hoàn toàn không biết câu trả lời. Khi đã gần hết thời gian làm bài mà bạn không thể sử dụng tất cả các bí quyết trên để tìm kết quả, hãy đánh đại vào kết quả nào đó, biết đâu bạn lại may mắn kết quả lại đúng thì sao?
* Luôn dành thời gian (tối thiểu 2 phút cuối) để kiểm tra xem đã chọn hết đáp án chưa và có đánh lệch câu nào không - Hãy đảm bảo là bạn làm hết tất cả các câu trong đề thi.
Bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Xét về cấu trúc, bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA.
Cấu trúc bài thi gồm 3 phần: (1) Sử dụng ngôn ngữ, (2) Toán học, Tư duy logic và phân tích số liệu, (3) Giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.
Các năng lực này được đánh giá thông qua một bài thi tổng hợp gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút.
Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Để không quá bỡ ngỡ, các thí sinh nên tải BÀI THI MẪU về làm thử để tự đo lường kiến thức bản thân và biết cách phân bổ thời gian hợp lý.
Đại học Quốc gia TPHCM công bố bài thi mẫu đánh giá năng lực 2019 - Chiều 11/12, Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG-HCM) công bố bài thi mẫu Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2019.
Thi Đánh giá năng lực ĐHQG 2019: Thí sinh sẽ thi ở địa điểm đăng kí dự thi - Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, thí sinh đăng ký thi Đánh giá năng lực ở địa điểm nào thì sẽ thi ở chính địa điểm đó.