Đại học Ngoại thương hạ điểm xét tuyển hệ ĐH chính quy 2018

(VOH) - So với các năm trước, điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển năm nay của Đại học Ngoại thương giảm 1 điểm.

Đại học Ngoại thương vừa công bố điểm xét tuyển vào hệ đại học chính quy của trường năm 2018.

Theo đó, điểm sàn nhận hồ sơ của cả hai phương thức sử dụng kết quả thi THPT quốc gia và kết hợp điểm thi với xét tuyển học bạ, đều giảm 1 điểm so với năm trước.

Ở phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh đăng ký vào cơ sở Hà Nội và TPHCM phải đạt từ 20,5 trở lên cho ba môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển cùng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng và không môn thi nào bị điểm liệt (từ 0 đến dưới 1). Thí sinh đăng ký học tại cơ sở Quảng Ninh phải đạt mức điểm từ 17 trở lên.

Ngoài ra, điều kiện để nộp hồ sơ của thí sinh là có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên, hạnh kiểm các năm đều từ khá trở lên. Đại học Ngoại thương không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ hoặc kết quả điểm thi được bảo lưu theo quy định tại quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia, để xét tuyển vào trường năm nay.

Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển năm 2018 so với năm trước hạ 1 điểm (đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) như sau:

STT

Tổ hợp môn xét tuyển

Cơ sở

Hà Nội

Cơ sở II TP Hồ Chí Minh

Cơ sở

Quảng Ninh

1.

Đối với các ngành có các môn xét tuyển tính hệ số 1

1.1

A00 (Toán, Lý, Hoá)

20,5

20,5

17,0

1.2

A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)

20,5

20,5

17,0

1.3

D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)

20,5

20,5

17,0

1.4

D02 (Toán, Văn, Tiếng Nga)

20,5

Không tuyển

Không tuyển

1.5

D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp)

20,5

Không tuyển

Không tuyển

1.6

D04 (Toán, Văn, Tiếng Trung)

20,5

Không tuyển

Không tuyển

1.7

D06 (Toán, Văn, Tiếng Nhật)

20,5

20,5

Không tuyển

1.8

D07 (Toán,Hóa, Tiếng Anh)

20,5

20,5

17,0

2.

Đối với các ngành có môn ngoại ngữ tính hệ số 2, các môn còn lại tính hệ số 1, quy về thang điểm 30 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điểm môn 1+Điểm môn 2+ Điểm môn ngoại ngữ*2)*3/4 + Điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có)+ Điểm ưu tiên xét tuyển (nếu có)

2.1

D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)

20,5

Không tuyển

Không tuyển

2.2

D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp)

20,5

Không tuyển

Không tuyển

2.3

D04 (Toán, Văn, Tiếng Trung)

20,5

Không tuyển

Không tuyển

2.4

D06 (Toán, Văn, Tiếng Nhật)

20,5

Không tuyển

Không tuyển

Ở phương thức xét tuyển kết hợp, điều kiện nộp hồ sơ của thí sinh là có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 7,5 trở lên; hạnh kiểm các năm đều từ khá trở lên. Thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 6,5 trở lên, hoặc TOEFL PBT 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT 79 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn tiếng Anh trở lên.

Tổng điểm của thí sinh ở 2 môn thi THPT quốc gia năm 2018 (không gồm điểm ưu tiên) trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) phải đạt từ 15 điểm trở lên.

Nhà trường sẽ kiểm tra học bạ và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bản gốc khi thí sinh nhập học. Nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển.

Năm 2017, Đại học Ngoại thương lấy điểm chuẩn ở cơ sở Hà Nội và TPHCM cao nhất là 28,25 (khối A) ở các ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Luật.

Điểm chuẩn thấp nhất của trường ở các cơ sở tương ứng lần lượt là 24,5 và 27,25.

Đại học Ngoại thương tại cơ sở Quảng Ninh có điểm trúng tuyển các ngành đồng loạt là 18,75.

Bình luận