Tiêu điểm: Nhân Humanity

Đô la Mỹ đứng im khi lo ngại về tăng trưởng tăng, đồng yên Nhật giảm

(VOH) – Đô la Mỹ đi quanh mức thấp của 7 tháng do lo ngại về suy thoái kinh tế làm giảm khẩu vị rủi ro, trong khi đồng yên giảm ngay cả khi có đồn đoán rằng BOJ sẽ rời bỏ chính sách cực kỳ nới lỏng.

Chỉ số đô la, đo lường đồng bạc xanh so với sáu đồng tiền ngang giá, tăng 0,098% lên 102,12, không xa mức thấp nhất trong bảy tháng là 101,51 mà nó chạm vào hôm thứ Tư.

Chỉ số này đã giảm 1,3% trong đầu năm nay sau khi trượt dốc 7,7% vào ba tháng cuối năm 2022 khi giới đầu tư đặt cược Cục dự trữ liên bang sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.

Đô la Mỹ đứng im khi lo ngại về tăng trưởng tăng
Ảnh minh họa: Reuters

Đồng yên Nhật đã giảm 0,64% so với đô la Mỹ, xuống 129,26, khi đồng tiền châu Á này, từ lâu được ưa thích như nơi trú ẩn an toàn và tiền tệ cấp vốn, đang giữa một vài tuần đầy biến động. Kỳ vọng rằng Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) sẽ sớm kết thúc chính sách kiểm soát lợi suất đã thúc đẩy đồng yên tăng 14% trong ba tháng qua.

Dữ liệu hôm thứ Sáu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng lõi của Nhật trong tháng 12 đã tăng 4% so với năm trước, cao gấp đôi mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Dữ liệu mới nhất này khó có thể dập tắt kỳ vọng của thị trường về sự thay đổi chính sách của ngân hàng trung ương.

Carol Kong, chiến lược gia tiền tệ tại Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Chúng tôi hiện kỳ vọng BOJ sẽ rút khỏi chính sách kiểm soát đường cong lợi suất và lãi suất âm vào cuối tháng 6, với điều kiện là tăng trưởng tiền lương của Nhật Bản sẽ tăng mạnh”.

Hôm thứ Tư, BOJ đã gây hụt hẫng cho kỳ vọng của thị trường và duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.

Có rất ít số liệu kinh tế trong kế hoạch công bố cho ngày thứ Sáu, chuyên gia Kong cho biết động thái của thị trường ngoại tệ sẽ phụ thuộc vào tâm lý rủi ro tổng thể, với các loại tiền tệ chính có khả năng giao dịch trong phạm vi hẹp.

Một loạt dữ liệu của Mỹ vào thứ Năm cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang chậm lại sau nhiều lần tăng lãi suất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang và các nhà giao dịch hy vọng việc thắt chặt sẽ tạm dừng trong năm nay.

Tuy nhiên, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lại giảm vào tuần trước, hướng đến một tháng tiếp tăng trưởng việc làm vững mạnh và thị trường lao động duy trì sự chặt chẽ.

Christopher Wong, chiến lược gia tiền tệ của OCBC Singapore, cho biết sự chậm lại trong động lực phần nào củng cố mối lo ngại về tăng trưởng do các thị trường phát triển, trong đó có Mỹ, dẫn đầu.

“Nhưng tăng trưởng có thể sẽ không tệ như lo ngại, đặc biệt khi Trung Quốc mở cửa trở lại…chúng ta có thể có kịch bản này khi áp lực lạm phát (đang) giảm, tốc độ tăng lãi suất chậm lại trong khi tăng trưởng không nhất thiết phải giảm.”

Tâm điểm của giới đầu tư hiện sẽ chuyển sang cuộc họp của Fed vào đầu tháng 2 tới. Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản vào tháng 12 sau 4 đợt tăng 75 điểm và thị trường đang háo hức dự đoán một bước lùi như thế nữa.

Các chuyên gia kinh tế của ING cho biết sự quan sát kỹ lưỡng tăng trưởng của Mỹ mang ý nghĩa rằng đồng đô la vẫn dễ bị tổn thương với các báo cáo số liệu khi thị trường tiếp tục hạ dự đoán cho lãi suất của Fed.

Đồng euro hôm nay không đổi, trong khi đồng bảng Anh được giao dịch lần cuối ở mức 1,2372 USD, giảm 0,14% trong ngày. Đồng đô la Úc tăng 0,17% so với đồng đô la Mỹ lên 0,692 USD. Đô la New Zealand tăng 0,25% lên 0,641 USD.

Bình luận