Tỷ giá thị trường trong nước
Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 4/4 đứng ở mức 23.602 đồng, tăng 2 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại NHNN:
Ngoại tệ |
Tên ngoại tệ |
Mua |
Bán |
USD |
Đô la Mỹ |
23.450 |
24.780 |
EUR |
Đồng Euro |
24.451 |
27.025 |
JPY |
Yên Nhật |
170 |
187 |
GBP |
Bảng Anh |
27.842 |
30.773 |
Tại các ngân hàng thương mại:
Tỷ giá USD hôm nay ít thay đổi, đi ngang tại hầu hết ngân hàng.
Các ngân hàng lớn niêm yết giá USD:
Vietcombank: 23.280 đồng (mua) và 23.650 đồng (bán).
Vietinbank: 23.303 đồng (mua) và 23.643 đồng (bán).
BIDV: 23.330 đồng (mua) và 23.630 đồng (bán).
Tỷ giá euro hôm nay leo cao tại tất cả ngân hàng.
Tỷ giá euro tại Vietcombank: 24.942 đồng (mua) và 26.339 đồng (bán).
Vietinbank: 25.184 đồng (mua) và 26.294 đồng (bán).
BIDV: 25.104 đồng (mua) và 26.314 đồng (bán).
Tỷ giá bảng Anh hôm nay bật tăng cao tại tất cả ngân hàng.
Tỷ giá bảng Anh tại Vietcombank: 28.404 đồng (mua) và 29.615 đồng (bán).
Vietinbank: 28.775 đồng (mua) và 29.735 đồng (bán).
BIDV: 28.490 đồng (mua) và 29.749 đồng (bán).
Tỷ giá yên Nhật với VND hôm nay cũng tăng tại tất cả ngân hàng.
Tỷ giá đồng yên tại Vietcombank: 172,56 đồng (mua) và 182,69 đồng (bán).
Vietinbank: 173,31 đồng (mua) và 181,26 đồng (bán).
BIDV: 172,72 đồng (mua) và 181,93 đồng (bán).
Tỷ giá thị trường thế giới
Đồng đô la Mỹ hôm nay giảm giá với khả năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang, kéo đồng bạc xanh xuống thấp hơn nhưng đồng đô la cũng có thể sớm lấy lại đà tăng nếu tác động kinh tế từ cuộc khủng hoảng ngân hàng vẫn ở mức khiêm tốn.
Các chuyên gia tại Goldman Sachs nhận định tình hình đang tiến gần đến giới hạn về mức độ suy yếu của đồng đô la, khi khủng hoảng ngân hàng dường như đã được kiểm soát.
Chỉ số đô la Mỹ (DXY), theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ lớn, sáng 4/4 đang ở mức 101,875.
Tỷ giá đô la Mỹ so với rổ các tiền tệ lớn khác trên thị trường thế giới phiên hôm nay hiện đứng ở mức:
1 euro đổi 1,0890 USD.
1 bảng Anh đổi 1,2402 USD.
1 USD đổi 132,78 yên.
Cuộc khảo sát của Viện Quản lý cung ứng (ISM) cho thấy vào thứ Hai rằng hoạt động sản xuất đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm vào tháng 3 khi các đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm, với tất cả các thành phần phụ của PMI sản xuất lần đầu tiên dưới ngưỡng 50 kể từ năm 2009. Điều đó đã khiến đồng bạc xanh giảm xuống trên diện rộng.
Ngược lại sự trượt giá của đồng đô la, đồng bảng Anh và đô la Úc và đô la New Zealand đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều tuần vào đầu phiên giao dịch châu Á vào thứ Ba. Đồng euro và yên Nhật cũng tăng nhẹ so với đô la Mỹ.