Đô la Mỹ hiện vẫn là tâm điểm của thị trường khi tâm lý rủi ro tại thị trường Phố Wall đã không thể hiện bằng việc chứng khoán tăng cao hơn ở phiên giao dịch tại châu Á, với hầu hết các chỉ số chứng khoán đều quay trở lại mức như trước khi công bố CPI của Mỹ.
Các thị trường tiền tệ, hàng hóa và trái phiếu cũng bị bỏ lại để suy ngẫm về bức tranh lớn hơn, vì chúng cũng đã lùi về mức được thấy ngay trước khi công bố CPI.
Với ít dữ liệu được công bố ngày hôm nay, sự tập trung cho các thị trường vẫn nằm ở các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới và khả năng rút lại các biện pháp kích thích của họ mà không làm mất niềm tin của thị trường.
Chỉ số đô la Mỹ, đo lường đồng bạc xanh với rổ sau loại tiền tệ chính khác, đã thay đổi rất nhẹ xuống mức 92,890, giảm 0.19%, sau khi tăng lên đỉnh cao 93,195 hôm thứ Tư, một mốc cao chưa từng thấy kể từ 1/4.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 đã tăng 0.5%, gần với mức các nhà kinh tế ước lượng nhưng giảm 0,9% so với mức hồi tháng 6. Lạm phát đã nhẹ đi ở một số khu vực nơi các nhà hoạch định chính sách của Fed đã chỉ ra rằng áp lực giá chỉ là tạm thời, chẳng hạn như trong mảng ô tô đã qua sử dụng.
Fed đã coi sự phục hồi thị trường lao động là điều kiện để loại bỏ dần chương trình mua tài sản và tăng lãi suất, trong khi nhìn chung áp lực lạm phát hiện tại chỉ là tạm thời, mặc dù đã có tranh luận về việc những áp lực đó có thể kéo dài bao lâu.
“Hiện tại, trọng tâm trở lại với tốc độ cải thiện trạng thái của thị trường lao động”, David de Garis, chuyên gia phân tích tại Ngân hàng Quốc gia Australia nhận định.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích vẫn kỳ vọng Fed thông báo việc cắt giảm chính sách kích thích trong năm nay, có thể sớm nhất là vào tháng 9 tới.
Chủ tịch Fed ở Kansas Esther George hôm thứ Tư cho biết tiêu chuẩn để cắt giảm chương trình mua trái phiếu đã được đáp ứng với đỉnh lạm phát hiện tại, sự cải thiện gần đây của thị trường việc làm và sự kỳ vọng nhu cầu tăng tiếp tục diễn ra.
Còn chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan trong một cuộc phỏng vấn với CNBC cho biết ngân hàng trung ương Mỹ nên công bố lịch trình giảm lượng mua trái phiếu lớn vào tháng tới và bắt đầu giảm bớt vào tháng 10.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin cho biết có thể mất vài tháng nữa để thị trường việc làm Mỹ phục hồi đủ để Fed có thể bắt đầu giảm bớt hỗ trợ cho nền kinh tế.
Chiến lược gia Kim Mundy của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia viết trong một báo cáo: “Hiện tại, sự đồng thuận chung từ các thành viên FOMC là thời gian để giảm bớt việc mua tài sản đang gần kề. Kỳ vọng ngày càng tăng đối với một sự cắt giảm trong ngắn hạn có thể hỗ trợ USD.”
Trong khi đô la Mỹ suy yếu nhẹ vì chỉ số giá tiêu dùng, thì vàng tiếp tục nới rộng thêm lợi nhuận.
Giá vàng giao ngay đã tăng 0,2% lên 1.754,13 USD/ounce tại thời điểm 8 giờ 20 phút GMT, ghi nhận tỷ lệ phần trăm tăng trong ngày cao nhất kể từ 6/5. Giá vàng tương lai tăng 0,2% lên 1.756,70 USD.
Đối với thị trường vàng, “câu hỏi trước mắt là việc cắt giảm, mà một số thành viên FOMC (Ủy ban Thị trường Mở Liên bang) đã đề xuất có thể bắt đầu sớm nhất vào cuối năm 2021. Nhưng số liệu CPI mới nhất cho thấy những lập luận đó đã yếu đi”, nhà phân tích StoneX Rhona O'Connell nói.
Chủ tịch Fed, Jerome Powell, cho biết vào tháng trước rằng lạm phát cao hiện tại sẽ giảm bớt “trong những tháng tới”.
Trong khi đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua các đề xuất ngân sách trị giá 3,5 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden và “triển vọng nâng trần nợ một lần nữa lại nằm trong chương trình nghị sự. Cả hai đều nên hỗ trợ vàng”, StoneX’s O’Connell nói.