Những điều cần chú ý xung quanh đô la Mỹ trong tuần

(VOH) – Sự tăng trưởng 12% tính đến nay của USD đã làm gia tăng mối lo của toàn cầu, và chắc chắn sẽ được bàn tại cuộc họp của nhóm G20 sắp tới. Hơn thế, lần đầu tiên sau 10 năm USD ngang giá euro.

Tình hình chính trị tại Anh, Trung Quốc phong tỏa, các kết quả hoạt động của các ngân hàng Mỹ và sự khắt khe của ngân hàng trung ương cũng sẽ được chú ý.

Sau đây là những nhận định về thị trường cho tuần mới từ các chuyên gia Dhara Ranasinghe, Tommy Wilkes và Sujata Rao (London), Jamie McGeever (Orlando) và Kevin Buckland (Tokyo).

Đô la Mỹ sẽ ngang giá với euro

Đồng euro hiện ở mức thấp nhất trong 20 năm là 1,014 USD, sẽ sớm thấy được sự cân bằng, bị ảnh hưởng bởi sức hấp dẫn trú ẩn an toàn đang lớn dần của đồng đô la nhưng cũng bởi giá khí đốt tăng cao đã làm tăng nguy cơ suy thoái trong khu vực đồng euro.

Dữ liệu hôm thứ Tư, dự kiến cho thấy lạm phát ở Mỹ tăng lên 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 6, so với mức 8,6% ở tháng 5, có thể củng cố đặt cược vào một đợt tăng lãi suất lớn nữa của Fed và nâng đồng đô la lên cao hơn.

Các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương G20, nhóm họp ngày 15-16/7 tại Bali, đang theo dõi tình hình. Các điều kiện tài chính thắt chặt đã khiến thị trường trở nên tồi tệ, và với việc đồng đô la quá mạnh, một loại 'chiến tranh tiền tệ ngược' đang diễn ra, nơi các quốc gia thích tỷ giá hối đoái mạnh hơn để giảm lạm phát.

Tình hình chính trị ở Anh

Việc từ chức của Thủ tướng Anh Boris Johnson, đồng nghĩa với việc nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới sẽ “lênh đênh” hơn nữa khi đồng bảng Anh dao động gần mức thấp nhất trong hai năm và người Anh phải chịu đựng sự siết chặt chi phí sinh hoạt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Nhưng nếu 'drama' ở Westminster đang thống trị màn hình TV, thị trường thì lại lặng lẽ quan sát từ bên lề. Điều đó có thể thay đổi khi các ưu tiên của chính phủ mới trở nên rõ ràng.

Nadhim Zahawi, Bộ trưởng tài chính được bổ nhiệm chỉ vài ngày trước, có thể xem xét một số kế hoạch tăng thuế và có thể cắt giảm những kế hoạch khác. Tuy nhiên, trong khi việc nới lỏng các dây hầu bao có thể hỗ trợ đồng bảng Anh, nó có thể làm tăng lạm phát, vốn đã vượt qua 11%.

GDP dự kiến công bố hôm thứ Tư có thể sẽ củng cố sự ảm đạm tăng trưởng nhưng không làm giảm khả năng sự hỗn loạn ở Westminster, tấn công thị trường.

Tình hình Phố Wall

Các ngân hàng Mỹ bắt đầu xem xét lợi nhuận quý 2 và trông không hấp dẫn lắm. Đúng là lãi suất cao hơn là hữu ích nhưng tăng trưởng kinh tế cũng đang chậm lại.

Vì vậy, trong khi ước tính của Refinitiv I/B/E/S cho thấy thu nhập tổng thể của S&P 500 tăng 6% hàng năm trong quý 2, thì thu nhập tài chính dự kiến sẽ giảm 20%.

Phần lớn sự sụt giảm đó bắt nguồn từ dự báo thua lỗ của khoản vay ngày càng tồi tệ, khi lãi suất tăng làm tăng rủi ro vỡ nợ của người đi vay. Các chuẩn mực kế toán yêu cầu các ngân hàng đưa các quan điểm kinh tế vĩ mô vào các khoản dự phòng tổn thất, và do đó dẫn đến kết quả này.

Công ty môi giới Wedbush dự đoán, thu nhập từ phí cũng có thể thấp, do áp lực từ các khoản thế chấp và doanh thu từ thị trường vốn.

Morgan Stanley và JPMorgan bắt đầu thông báo thu nhập vào thứ Năm, tiếp theo là Citi, State Street và Wells Fargo vào ngày hôm sau.

Nhìn chung, kết quả quý 2 sẽ làm sáng tỏ triển vọng về tỷ suất lợi nhuận, chi phí đầu vào và tuyển dụng. Và hãy lắng nghe những gì các ông chủ của công ty nói về một cuộc suy thoái tiềm ẩn.

Tính toán cái giá dành cho ứng phó COVID-19

Nhiều tuần sau khi dỡ bỏ lệnh cấm khắc nghiệt kéo dài hai tháng, Trung Quốc đang chạy đua để ngăn chặn một loạt các ca nhiễm COVID-19, tập trung vào một phòng hát karaoke ở Thượng Hải. Với các trường hợp mới bùng phát, xét nghiệm hàng loạt và các biện pháp hạn chế hoạt động mới đã được đưa ra.

Cái giá phải trả về mặt kinh tế của các chính sách không COVID sẽ được nêu bật vào thứ Sáu, khi Trung Quốc công bố số liệu GDP quý hai.

Các nhà kinh tế cho rằng mục tiêu 5,5% GDP chính thức là ngoài khả năng, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn cam kết với các chính sách KHÔNG COVID, chọn trả giá về mặt kinh tế "tạm thời" thay vì gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ma Cao đóng cửa tất cả các sòng bạc của mình lần đầu tiên sau hơn hai năm vào thứ Hai, khiến cổ phiếu của các công ty trò chơi lao dốc khi các nhà chức trách đấu tranh để ngăn chặn đợt bùng phát coronavirus tồi tệ nhất ở trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới.

Các nhà đầu tư lo ngại, chứng khoán Thượng Hải đã tạm dừng chuỗi 5 tuần thắng, trong khi lo ngại về tăng trưởng đã đẩy giá quặng sắt xuống mức thấp nhất trong năm.

Nhóm các ngân hàng tăng mạnh lãi suất

Khi ngay cả các ngân hàng trung ương như Thụy Sĩ tăng lãi suất lên nửa phần trăm, Ngân hàng Hoàng gia Canada và Ngân hàng Dự trữ New Zealand khó có thể lựa chọn động thái 25 điểm cơ bản (bps).

RBNZ đã tăng lãi suất 5 lần liên tục lên 2%. Với dự báo lãi suất sẽ tăng gấp đôi lên 4% trong năm tới, các nhà phân tích cho rằng ngân hàng này sẽ đưa ra một động thái tăng nửa điểm nữa vào ngày 13/7.

Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Canada có thể tăng lãi suất 75 bps lên 2,25%, sau khi tăng 50 bps liên tiếp. Đó sẽ là động thái lớn nhất kể từ năm 1998.

Nhưng hãy để ý những gợi ý rằng tốc độ tăng có thể chậm lại. Niềm tin kinh doanh của New Zealand đang xấu đi và thị trường nhà ở đang giảm dần. Trong khi đó, Canada được cho là có 35% khả năng suy thoái trong năm tới.

Bình luận