Tính đến đầu phiên giao dịch (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,13% ở mức 95.
Các chỉ số chứng khoán tiếp tục lao dốc mạnh, riêng chỉ số S&P500 đã có 6 phiên liền đi xống.
Đồng euro hưởng lợi, đạt mức cao hàng tuần tại 1.1611 sau vài phút của Ngân hàng Trung ương châu Âu phát đi thông tin tích cực. ECB đang trên đà bình thường hóa chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo trong năm nay mặc dù lo ngại về sự tăng trưởng chậm lại ở châu Âu.
Đồng Yên Nhật, giao dịch ở 112,34. Nó đã tăng lên 111,83 so với đồng đô la vào thứ năm, mức cao nhất kể từ ngày 18 tháng 9.
Chốt phiên giao dịch hôm qua, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.721 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN là 22.700 đồng (mua) và 23.353 đồng (bán).
Hai ngày gần đây, tỷ giá trung tâm hạ nhiệt. Đến chiều 11/10, mỗi USD được bán ra ở mức 22.719 đồng, giảm 2 đồng so với mức cao trước đó. Sáng nay thì giá quay lại mốc 22.721 đồng. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được phép giao dịch là 23.402 đồng và tỷ giá sàn là 22.039 đồng. Các ngân hàng thương mại theo đó cũng đồng loạt giảm giá USD từ 10-20 đồng, về quanh 23.300-23.380 đồng.
Nhìn nhận về xu hướng từ nay đến cuối năm, các chuyên gia cho rằng tỷ giá sẽ ổn định. Theo đó, ông Andy Ho - Giám đốc Điều hành của VinaCapital cho rằng, khi đồng nhân dân tệ mất giá, phần nào sẽ gây áp lực cho tiền đồng, nhưng may là dự trữ ngoại hối của Việt Nam hơn 62 tỷ USD - đủ lớn để ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm.