Tỷ giá ngoại tệ thị trường trong nước:
Ngày 13/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.192 đồng (tăng 5 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.838 đồng (tăng 5 đồng).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 23.090 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán).
Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD. Vietinbank: 23.088 đồng/USD và 23.268 đồng/USD. ACB: 23.110 đồng/USD và 23.260 đồng/USD.
Tỷ giá ngoại tệ thị trường thế giới:
Chỉ số Dollar Index, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, đã giảm 0,1% ở mức 92,898.
Mỹ vẫn đang trải qua những ngày cam go của dịch bệnh COVID-19. Từ ngày 13/11, tất cả các quán bar và nhà hàng tại New York, thành phố lớn nhất của Mỹ, đều sẽ đóng cửa sớm hơn thông thường trong bối cảnh số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lại đang gia tăng mạnh tại quốc gia này. Như vậy, tới nay 4 bang tại Mỹ đã yêu cầu các nhà hàng và quán bar đóng cửa lúc 22 giờ đêm.
Tại châu Âu, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh gia tăng khó kiểm soát, khiến giới chức phải liên tiếp tăng cường các biện pháp hạn chế nhằm kiềm chế dịch bệnh lây lan. Hiện tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Anh hiện đã vượt 50.000 ca, cao hơn tất cả các nước khác tại châu Âu và đứng thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Mexico.
Sự gia tăng bệnh nhân COVID-19 thúc đẩy việc áp dụng lại các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của vi rút corona chủng mới. Điều này khiến thị trường ngoại hối phải thận trọng mặc dù có hàng loạt tin tức tích cực trong tuần về vắc xin Covid-19 tiềm năng.
USD hiện đứng ở mức:
1 Euro đổi 1.1834 USD
1 bảng Anh đổi 1.3187 USD
1 USD đổi 104.63 Yên
Tỷ giá EUR / USD tăng 0,1% lên 1,1814, trước những con số tăng trưởng mới nhất của khu vực đồng Euro, sau khi dữ liệu 'sơ bộ' cho thấy GDP điều chỉnh theo mùa tăng 12,7% ở khu vực đồng Euro và 12,1% ở EU, so với quý trước. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế mới trên khắp lục địa cho thấy một cuộc suy thoái kép hiện có khả năng xảy ra.
Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ bổ sung thêm nhiều biện pháp kích thích tại cuộc họp vào tháng 12 và Chủ tịch Christine Lagarde đã cảnh báo về kỳ vọng quá lớn vào vắc-xin.