Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 27/3/2020: USD chưa dừng đà giảm, Euro tăng

(VOH) - Đồng Đô la Mỹ tiếp tục có thêm một ngày giảm giá trong tuần này trong khi Euro tăng giá.

Tỷ giá ngoại tệ thị trường trong nước

Ngày 27/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.235 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng và bán ra ở mức 23.650 đồng.

Một số ngân hàng lớn khác niêm yết tỷ giá USD cho ngày 27/3 như sau:

Tại ngân hàng BIDV, tỷ giá đôla Mỹ đang giao dịch ở mức: 23.560 VND (mua) và 23.720 VND (bán).

Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 23.510 VND (mua) và 23.700 VND (bán).

Ngân hàng Vietinbank: 23.548 VND (mua) và 23.708 VND (bán),

Ngân hàng ACB: 23.530 VND (mua) và 23.700 VND (bán).

Ngân hàng Maritime Bank: 23.560 VND (mua) và 23.720 VND (bán).

Tỷ giá ngoại tệ thị trường thế giới

Đô la Mỹ giảm thêm kể từ sau ngày giao dịch hôm qua, khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu thất nghiệp của Mỹ được công bố vào cuối ngày. Ngay cả việc Thượng viện Mỹ thống nhất về gói cứu trợ trị giá 2.000 tỷ USD cũng không giúp hỗ trợ đồng Đô la Mỹ.

Ảnh minh họa: internet

Đồng Euro tăng giá vào ngày thứ Năm với những cuộc đàm phán về một công cụ nợ mới để chống lại sự lây lan của dịch bệnh khi số lượng người chết tăng lên và những tác động tiêu cực lên kinh tế trở nên rõ ràng hơn. Tỷ giá EUR/USD tăng 0,5%, lên 1,1040.

Chỉ số đồng Đô la Mỹ giảm sâu còn 99,542. Tỷ giá USD/JPY giảm còn 109,34 và tỷ giá GBP/USD tăng lên 1,2169.

Các biện pháp chống lại virus SARS-CoV-2 đã đẩy tất cả các nền kinh tế chính của châu Âu vào trạng thái bế tắc. Dữ liệu vừa được công bố phản ánh nhiều thiệt hại hơn với tâm lý người tiêu dùng của Đức chạm mức thấp nhất kể từ năm 2009 và niềm tin kinh doanh của Pháp thì giảm ở mức cao kỷ lục trong tháng 3, chạm mức thấp nhất kể từ năm 2014.

Dù ECB vừa tung ra một gói giải pháp nới lỏng định lượng khổng lồ, rõ ràng là khả năng chống lại dịch bệnh của từng quốc gia phụ thuộc vào tiềm lực của chính họ.

Cuối ngày thứ Tư, 9 nước châu Âu đã đề nghị các quốc gia châu Âu khác phát hành một loại trái phiếu mới, gọi là trái phiếu corona, một công cụ nợ mới có thể kết hợp được với các loại chứng khoán của các nước.

Kế hoạch này đang gây tranh cãi với các nhà lập pháp tại một số quốc gia như Đức, Hà Lan hay Áo tỏ ra thận trọng với ý tưởng phát hành nợ chung với những quốc gia có rủi ro cao như Ý, Hy Lạp hay Bồ Đào Nha.