Quy định số 214 của Bộ Chính Trị là cơ sở quan trọng thực hiện công tác cán bộ

(VOH) - Quy định số 214 được ban hành thể hiện tính kế thừa, đổi mới, sáng tạo và phát triển của các nghị quyết và các văn bản khác về công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ trước đó.

Trong bối cảnh chuẩn bị đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, ngày 02/01/2020, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 214 về “Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý” thay thế Quy định số 90 ngày 4/8/2017 về “Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý” cho phù hợp với thực tiễn, tình hình mới của đất nước hiện nay.

Việc Quy định số 214 được ban hành thể hiện tính kế thừa, đổi mới, sáng tạo và phát triển của các nghị quyết và các văn bản khác về công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ trước đó. Đây là văn bản pháp lý quan trọng của Đảng làm cơ sở, căn cứ để nhận xét, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu cán bộ ứng cử chính xác và khách quan.

Phóng viên Minh Hiệp phỏng vấn bà Trần Thị Hà Vân-Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh về Quy định số 214.

Bà Trần Thị Hà Vân phát biểu tại Hội thảo khoa học “Mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cùng cấp – Từ lý luận đến thực tiễn”. Ảnh: Học viện cán bộ TPHCM.

*VOH: Thưa bà, việc ban hành Quy định 214 có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh chuẩn bị diễn ra đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội lần thứ XIII của Đảng?

Bà Trần Thị Hà Vân: Trong bối cảnh chuẩn bị đại hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thì Bộ chính trị đã ban hành Quy định 214 quy định của Trung ương ngày 2 tháng 1 năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý nhằm tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và các chủ trương, nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương nhất là Nghị quyết số 26 của Trung ương ngày 19 tháng 05 năm 2018 về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ.

Vì vậy việc xây dựng đầy đủ khung tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất đúng với các nguyên tắc quy định của Đảng, nhà nước về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Đó là cơ sở cho công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng nhận xét đánh giá luân chuyển bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử, góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cán bộ cấp chiến lược đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và trong Quy định số 214 không chỉ cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ cấp Trung ương, mà còn cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt cấp tỉnh.

Quy định này là căn cứ để các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tiến hành nhận xét, đánh giá cán bộ chuẩn bị nhân sự cấp ủy, nhân sự giữa các chức danh chủ chốt các nhiệm kỳ 2020- 2025. Như vậy có thể khẳng định với các tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý thì quy định 124 này sẽ góp phần tạo dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo trọn vẹn đức tài, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tình hình cách mạng nói chung mỗi địa phương cơ quan đơn vị nói riêng xứng đáng quý tình cảm tình yêu và kỳ vọng của nhân dân.

*VOH: Vậy đâu là những điểm mới nổi bật của Quy định 214?

Bà Trần Thị Hà Vân: Nội dung tiêu chuẩn chức danh trong quy định số 214 quy định của Trung ương về cơ bản kế thừa quy định số 90 của Trung ương ngày 4 tháng 8 năm 2017. Qua nghiên cứu hai quy định này, chúng ta thấy có một số điểm mới so với Quy định số 90 như sau: Thứ nhất là về tiêu chuẩn chung thì trong Quy định số 214 đã bổ sung một số phẩm chất trong mục năng lực và uy tính, đó là có thành tích nổi trội, có kết quả sản phẩm cụ thể, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, của địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc bổ sung những tiêu chuẩn này rất quan trọng, bởi vì người lãnh đạo trong giai đoạn mới phải có năng lực, phải tích cực trong công tác, phải hành động một cách quyết liệt, có quyết tâm chính trị cao và kết quả cuối cùng phải là sản phẩm cụ thể, hiệu quả công việc.

Điểm mới thứ hai là trong Quy định số 214 đã bổ sung một số các chức danh mà quy định số 90 chưa cụ thể hóa, Ví dụ như Phó chánh án nhân dân tối cao, phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, cụ thể hóa các chức danh khối các cơ quan Đảng và Trung ương như Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia, Tổng biên tập Báo Nhân dân…

Thứ ba là về tiêu chuẩn các chức danh quy định số 124 bổ sung thêm tiêu chuẩn uy tín cao trong nhân dân ở các chức danh cụ thể như Tổng Bí thư Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, để khẳng định Đảng ta nhất quán cao trong việc thực hiện quan điểm lấy dân làm gốc, người cán bộ có gần dân, lắng nghe dân, hiểu dân, phục vụ nhân dân, tất cả vì dân, thì người cán bộ đó mới được có uy tín cao trong nhân dân.

Điểm mới thứ tư là về tiêu chuẩn các chức danh cụ thể, trong quy định cán bộ phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quy định này thay cho quy định số 90 là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đã quy định trước đây.

Thứ năm việc bổ sung tiêu chí không chụp lại của bản thân người cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý là rất cần thiết. Theo quy định số 90 trước đây là ghi rõ tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để trục lợi. Quy định 214 thì bổ sung tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để trục lợi.

Như vậy rõ ràng quy định 214 đã bổ sung thêm mục tiêu chuẩn đối với một cán bộ cấp cao là không ông tuyệt đối không trục lợi. Đây là mục tiêu chuẩn đây là cũng là một yêu cầu đối với cán bộ cấp chiến lược. Họ phải là những người cán bộ liêm chính, trong sáng, không vụ lợi, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cán bộ đảng viên phải luôn đứng vững trước cám dỗ, đòi hỏi phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi, phẩm chất đạo đức để không bị tác động bởi vật chất, tiền tài.

Một điểm mới nữa liên quan đến công tác điều động, luân chuyển cán bộ được thể hiện ở mục 3 trong quy định số 214 về một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, giúp cho việc triển khai công tác cán bộ phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

*VOH: Liệu những tiêu chuẩn trong Quy định 214 đã được định lượng hay còn mơ hồ, định tính; Đặc biệt, có việc Quy định “hạ thấp” tiêu chuẩn để chọn chức danh chủ chốt như một số ý kiến nêu ra hay không?

Bà Trần Thị Hà Vân: Tiêu chí hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quy định số 214 không phải là hạ thấp tiêu chuẩn cán bộ cấp chiến lược mà nó phù hợp với tình hình thực tế của việc đánh giá xếp loại cán bộ theo quy định mới của Bộ chính trị.

Theo đó, tỷ lệ cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không vượt quá 20% tổng số cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nghĩa là cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ít hơn nhiều so với quy định trước đây. Trong khi đó nhiều cán bộ cấp cao mặc dù hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng lại khiêm tốn cán bộ chỉ nhận ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thôi.

Vì vậy nếu không điều chỉnh thì sẽ có những cán bộ có năng lực cán bộ giỏi nhưng lại không đáp ứng được tiêu chuẩn. Bởi vì hàng năm chỉ được xếp hoàn thành tốt nhiệm vụ vụ như vậy không chỉ cán bộ đó thiệt thòi, mà còn thiệt thời cho cả tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức bởi vì chúng ta đã bỏ sót những cán bộ giỏi.

Lâu nay quy định tiêu chuẩn lãnh đạo cán bộ chủ chốt cấp tỉnh phải kinh qua hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp, nghĩa là muốn làm cán bộ chủ chốt cấp tỉnh thì phải qua cán bộ chủ chốt cấp huyện. Nhưng thực tế có những trường hợp Trung ương điều động luân chuyển, ví dụ như Thứ trưởng về làm phó Bí thư tỉnh ủy, phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, trong những người này họ có thể có chưa bao giờ kinh qua chức vụ Bí thư, phó Bí thư cấp huyện hay điều chuyển cán bộ lực lượng vũ trang, tập đoàn kinh tế Nhà nước về làm lãnh đạo địa phương, nhiều yêu cầu phải có trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên quản lý thì họ rất khó đáp ứng được.

Rõ ràng nếu như chúng ta quy định "cứng" thì sẽ rất khó cho việc điều động, luân chuyển cán bộ ở Trung ương về địa phương. Cho nên việc điều chuyển một số trường hợp đặc thù ở trong quy định 214 là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn của Công tác luân chuyển, điều động cán bộ hiện nay.

*VOH: Cám ơn bà.

Bình luận