Chờ...

13 thói quen khi nấu ăn phải tránh nếu không muốn 'nhận hậu quả' về sau

(VOH)- Thức ăn là nguồn dinh dưỡng cung cấp chủ yếu và trực tiếp cho cơ thể. Thế nhưng, nếu chế biến sai cách sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng, thậm chí còn gây hại cơ thể. Tham khảo ngay 13 thói quen sau

Với những thói quen trong nấu ăn là nguyên nhân khiến hương vị món ăn kém đi, nhàm chán thậm chí nặng hơn còn gây hạį cho sức khỏe của người dùng.

Thức ăn là nguồn dinh dưỡng cung cấp chủ yếu và trực tiếp cho cơ thể. Thế nhưng, nếu chế biến sai cách sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng, thậm chí còn gây hại cơ thể. 13 thói quen sai lầm liệt kê dưới đây phổ biến nhất trong lúc nấu ăn mà đa số “đầu bếp” gia đình mắc phải.

chiên xào thức ăn
 

1. Chiên, xào thức ăn khi dầu quá nóng

Một số người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn. Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nhiệt độ lúc đó của dầu đã trên 200 độ C. Nhiệt độ cao không những phá huỷ tác dụng chống oxy hóa của dầu và các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide tác nhân gây uпg thư. 

2. Sử dụng 1 thớt chặt cả thức ăn sống và chín

dùng một thớt
 

Đây là một sai lầm mà nhiều gia đình mắc phải. Nhiều người vẫn cho rằng sau khi dùng thớt thái, hay chặt thức ăn còn sống xong chỉ cần rửa sạch bằng nước rửa chén, để khô là có thể dùng thái đồ chín là được. Nhưng việc làm này quá sai lầm, bởi các vi khuẩn trong các loại thức ăn sống chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn ở nhiệt độ sôi, còn nếu không sẽ bám dính rất sâu vào thớt (các kẻ trên thớt) và khi thái thức ăn chín sẽ lây sang thức ăn chín, gây hạį cho sức khỏe.

3. Không rửa chảo, nồi giữa hai món xào

rửa chảo
 

Cách này giúp các đầu bếp tiết kiệm được thời gian và công sức nhưng lại là thói quen nấu nướng tai hại gây uпg thư. Xào xong một món ăn, trong chảo có thể sẽ sản sinh chất benzonpyrene, nếu không rửa sạch, chất benzonpyrene sẽ đi vào các món ăn tiếp theo. Khi dùng thức ăn, chất benzonpyrene sẽ đi vào dạ dày. Theo các nhà khoa học đây là chất gây uпg thư nếu được tích tụ lâu dài trong cơ thể. Các quán ăn thường rửa chảo ngay trên bếp bằng một gáo nước và cây chổi tre cứng nhỏ sau đó đổ nước rửa đi mà không dùng nước rửa chén cũng không thể làm sạch được các chất còn dính trên chảo.

4. Rã đông thịt sai cách

rã động thịt
 

Cuộc sống ngày nay khiến nhiều nhà dự trữ thịt các loại trong ngăn đá để ăn từ từ trong cả tuần. Khi để trong ngăn đá, trước khi chế biến buộc phải rã đông. Tuy nhiên nhiều người lại rã đông không đúng cách, như cho thịt vào nước lạnh, nước nóng hoặc dùng lò vi sóng hoặc rã đông ở nhiệt độ phòng, những cách này đều sai lầm.

Nếu rã đông ở nhiệt độ cao, sẽ làm ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn có cơ hội phát triển. Còn rã đông ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và làm  thịt biến chất dễ gây bệпh tật. Cách rã đông đúng nhất, là bạn nên chuyển thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát và chờ khi tan đá thì chế biến ngay.

5. Dùng nước lạnh làm nguội trứng luộc

làm nguội trứng
 

Trứng vừa luộc chín ngâm vào nước lạnh sẽ dễ bóc vỏ hơn đây là một mẹo của các bà nội trợ. Việc làm này khiến cho vỏ trứng và phần lòng trắng sẽ co lại do gặp lạnh, tạo thành khe hở để dể bóc vỏ. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng cách làm thiếu khoa học này vì trứng gà tươi vốn có một lớp màng bảo vệ ở bên ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật. Khi luộc chín, trên vỏ trứng gà lớp màng này không còn tác dụng.

Bên cạnh đó, khi ngâm trứng trong nước, “túi khí” bên trong quả trứng có tác dụng cản trở khi lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Lúc đó, nước và các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào bên trong, khiến trứng mất chất, nhanh hỏng ăn vào có thể nhiễm các vi sinh vật trong nước bám vào trứng. Tốt nhất là bạn nên ngâm vào nước đã đun sôi để nguội.

6. Chú ý khi làm món trứng gà

trứng chiên
 

Nhiều gia đình khi chiên trứng thường bỏ thêm bột ngọt, tiêu vào chén trứng trước khi chiên là điều không cần thiết. Vì bản thân trứng gà có chứa thành phần tương đồng với bột ngọt, khi rán trứng gà còn bỏ thêm bột ngọt không những lãng phí mà còn làm mất vị thơm ngon của trứng. Cách chế biến món trứng tốt nhất là nên dùng chảo chống dính hoặc thép không rỉ. Nếu dùng chảo sắt hoặc nhôm sẽ gây dính chảo, không chỉ làm vụn món ăn mà còn gây thất thoát dinh dưỡng. 

Luộc trứng cũng là cách giúp hấp thu tốt nhất dưỡng chất. Nhưng, trứng cần phải luộc chín tới và không quá lâu. Bởi, trứng luộc quá lâu dễ làm protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.

7. Không nên đổ thêm nước lã khi hầm thịt, xương

đổ thêm nước
 

Bởi trong thịt, xương có nhiều protein và mỡ. Khi đang đun nấu, cho thêm nước lạnh vào khiến nhiệt độ trong nồi đột ngột hạ xuống, các chất protein và mỡ sẽ nhanh chóng đông lại, thịt, xương do vậy mà khó nhừ, dẫn đến vị thơm ngon của món ăn cũng bị hạn chế.  Cách tốt nhất bạn nên đong đếm lượng nước trước khi hầm thịt xương cho chính xác với số người ăn để không phải đổ thêm nước nửa chừng khi đang hầm thịt xương.

8. Dùng lại dầu cũ để chiên, xào

dùng dầu cũ
 

Đây là một cách làm rất nguy hiểm vì dầu mỡ đã đun qua nhiệt độ cao lại tiếp tục chiên rán một lần nữa sẽ sản sinh những hóa chất độc hại. Những cặn thực phẩm còn sót lại bị cháy trong quá trình chế biến cũng là một tác nhân gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Do đó, chỉ nên sử dụng một lượng dầu ăn vừa phải cho mỗi lần chiên xào và sau khi dùng xong thì nên bỏ đi chứ tuyệt đối không nên tái sử dụng lại. Nhiều quán bán các món chiên thường dùng lại dầu ăn cũ. Người ta đã chứng minh khi thường xuyên ăn các thức ăn được chiên bằng dầu cũ sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn dùng dầu chiên mới nhé các bạn.

9. Vo gạo quá kỹ

vo gạo
 

Một thói quen trong gia đình khi nấu cơm là vo gạo quá kỹ cho đến khi nước vo gạo trong mới thôi. Đây là cách làm sai lầm, thiếu khoa học và làm gạo mất đi một lượng lớn vitamin và chất khoáng ở lớp vỏ bên ngoài. Vo gạo kĩ khiến gạo chỉ còn lại phần lõi là tinh bột, còn lại toàn bộ lượng glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6,…đều bị hòa tan theo nước. Vì vậy, bạn cần lưu ý, chỉ nên làm sạch gạo bằng cách cho vào xoong, khoắng nhẹ và gạn nước để loại trừ trấu, sạn.

10. Nấu ăn với quá nhiều nước

luộc rau nhiều nước
 

Một mẹo nhỏ khi nấu ăn là dùng càng ít nước càng tốt để tránh cho các loại vitamin hòa tan trong nước bị hao hụt. Không dùng nước để nấu thực phẩm (như phương pháp hấp cách thủy) cũng giúp giữ lại nhiều vitamin hơn nấu, luộc và thức ăn khi được hấp cũng “ngọt nước” hơn thức ăn luộc với nước nhé các bạn.

11. Không cài tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp

tủ lạnh
 

Cách lưu trữ thực phẩm sống rất quan trọng, nếu thực phẩm lưu trữ không đủ độ lạnh thì vi khuẩn có thể sinh sôi trên thực phẩm. Vì vậy, bạn hãy đặt chế độ tủ lạnh ở mức từ 4 độ C trở xuống, khi thực phẩm ở nhiệt độ lạnh là một cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa đáng kể làm chậm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể giết chết vi khuẩn. Chú ý không tái cấp đông trở lại sau khi đã rã đông các loại thịt lấy từ tủ lạnh ra vì có thể khiến lượng vi khuẩn tăng lên gấp đôi, gây ngộ độc cấp tính và các bệnh lý khác cho cơ thể.

12. Nhớ bật máy hút mùi trong và sau khi nấu xong

máy hút mùi
 

Việc quên bật máy hút mùi trong khi nấu hay kể cả sau khi nấu sẽ làm cho lượng khí thải và mùi bay quanh trong bếp nhà bạn, tích tụ lâu dần có thể gây ảnh hưởng sức khoẻ khi phải hít quá nhiều. Các chuyên gia khuyên bạn nên để máy hút mùi sau 3 - 5 phút sau khi tắt bếp rồi mới tắt  máy hút mùi sẽ đảm bảo lượng khí thải được khử sạch trong nhà.

13. Tránh hâm lại thức ăn nhiều lần

hâm thức ăn
 

Việc hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần này vô cùng có hại nhưng nhiều gia đình vẫn thường làm vì tiếc thức ăn còn nguyên mà không biết rằng khi hâm nhiều lần có thể gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn. Việc hâm đi hâm lại thức ăn làm biến đổi các chất trong thực phẩm làm người ăn bị các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi... Vậy nên, cần nấu vừa đủ ăn cho gia đình đừng nấu thừa rồi cất vào tủ lạnh dùng lại nhiều lần sẽ làm thức ăn mất ngon mà lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Có thể thấy, để chế biến được món ăn ngon, hợp khẩu vị mà lại đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo không hại cho sức khỏe thì cần phải chú ý những chi tiết nhỏ như trên, tránh mắc phải để giữ được trọn vẹn vị ngon và chất dinh dưỡng của thực phẩm đảm bảo sau khi ăn xong bạn không phải đi gặp “tào tháo” cũng như không để lại hậu quả dài lâu bạn nhé!