Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường, phải mất từ một đến vài tuần để hồi phục hoàn toàn.
Đặc biệt là đau họng và ho là tình trạng khó chịu nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ các thực phẩm vừa dễ mua vừa nhanh chóng giúp phục hồi sau bệnh cảm cúm.
Ăn uống như thế nào để mau khỏi nhất khi bị cảm cúm?
Hoàng Thiên Nhuế, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, các triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm thường bao gồm đau nhức cơ thể, phát sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, nhức đầu, đau họng và ho khan dai dẳng,… Đặc biệt là đau họng và ho là tình trạng khó chịu nhất.
Chuyên gia Hoàng Thiên Nhuế chia sẻ, khi bị cảm cúm, mọi người có thể ăn một số thực phẩm giúp làm chậm các triệu chứng và tăng tốc độ hồi phục. Ngược lại, cũng có một số thực phẩm có thể làm cho tình trạng cảm cúm của mọi người tồi tệ hơn.
Những loại thực phẩm có thể dễ dàng mua được ở siêu thị như sữa đậu nành yến mạch, sữa các loại hạt giàu chất xơ, sữa đậu nành ít đường, sữa tươi ít béo, sữa chua trái cây, sữa chua không đường, trong đó 3 loại sau đây được chuyên gia khuyên dùng nhiều nhất khi bị cảm cúm:
Sữa đậu nành yến mạch giàu chất xơ: là sự kết hợp hoàn hảo của các chất dinh dưỡng chính là yến mạch, protein đậu nành… có hương vị thơm ngon, dễ uống, có thể uống nóng hoặc lạnh, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và giúp rút ngắn thời gian lành bệnh cúm.
Sữa chua nguyên chất: bổ sung nhiều protein tốt, tăng cường khả năng chống oxy hóa, cải thiện khả năng phục hồi tổng thể của cơ thể.
Trái cây: chuối, táo,… có thể ăn cùng sữa chua để bổ sung chất xơ và chất phytochemical hay còn gọi là hóa thực vật.
Nên ăn bổ sung những thực phẩm gì khi bị cúm?
Mọi người có thể ăn nhiều thực phẩm nguyên bản hơn và sử dụng sáu loại thực phẩm chính một cách cân bằng.
Sau đây, chuyên gia Hoàng Thiên Nhuế chia sẻ một số loại thực phẩm để mọi người lựa chọn và chúng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng của mình khi bị cảm cúm:
Ngũ cốc nguyên hạt: bao gồm lúa mì, đậu đỏ, gạo lứt, bột yến mạch, hạt kê…
Rau củ: cố gắng đa dạng hóa thực phẩm trong khẩu phần ăn của mọi người và chọn các loại rau theo mùa, chẳng hạn như súp lơ xanh, lá khoai lang, bông cải trắng, bắp cải, đậu bắp, cà tím, ớt chuông, rau mầm….
Trái cây: ăn đa dạng các loại trái cây, chọn những loại trái cây có màu sắc đa dạng để hấp thu được các thành phần hóa học thực vật khác nhau như táo, ổi, nho, việt quất, anh đào hay còn gọi là cherry…
Đậu, cá, trứng và thịt: mọi người có thể chọn sữa đậu nành, sữa đậu đen, cá chim, cá hồi, cá thu đao, trứng, thịt heo, thịt bò…
Dầu và các loại hạt: như hạt điều, hạt điều còn vỏ lụa, hạt óc chó, quả hạch, hạnh nhân, hạt bí đỏ…
Các sản phẩm từ sữa: Khi bị cảm cúm, chức năng đường tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng nên mọi người có thể tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa chua không đường, để bổ sung men vi sinh, cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp rút ngắn quá trình bị cảm cúm, để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.