Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Barrett thực quản là gì, có nguy hiểm không?

(VOH) - Bạn đã từng nghe về bệnh Barrett thực quản chưa? Đây là một bệnh về đường tiêu hóa, nếu không chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

1. Barrett thực quản là gì?

Barrett thực quản là một loại bệnh lý tiêu hóa, xảy ra khi các tế bào lót trong thực quản trở nên bất thường. Các tế bào này gọi là vảy thường lót ở thực quản. Khi mắc bệnh Barrett thực quản, những tế bào này chuyển thành các tế bào dạng hình cột. Có khoảng 5% đến 10% người bị chứng này thường bị ung thư thực quản.

Barrett thực quản thường được chẩn đoán ở những người có bệnh trào ngực dạ dày lâu dài (GERD) – trào ngược mãn tính axit từ dạ dày vào thực quản vùng thấp.

Bệnh Barrett thực quản được chia thành 2 loại là Barrett thực quản đoạn ngắn và Barrett thực quản đoạn dài.

barrett-thuc-quan-la-gi-co-nguy-hiem-khong-voh-1

Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài sẽ dễ mắc bệnh Barrett thực quản (Nguồn: Internet)

2. Triệu chứng Barrett thực quản

Đa số triệu chứng Barrett thực quản khá giống với triệu chứng của người mắc bệnh trào ngược axit hay khó tiêu. Người bệnh thường bị thức giấc vào buổi tối do triệu chứng ợ nóng đặc trưng.

Bạn có thể nhận biết bệnh Barrett thực quản qua những dấu hiệu sau:

  • Đau ngực.
  • Khó nuốt.
  • Nghẹn thức ăn hoặc nôn mửa.
  • Thở hụt hơi, thở khò khè.
  • Viêm thanh quản và khàn tiếng.
  • Phân đen, phân nát hoặc có máu.
  • Nôn ra máu.

3. Nguyên nhân gây bệnh Barrett thực quản

Barrett thực quản là chứng bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa, trên thực tế thì chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những người hay mắc chứng trào ngực dạ dày thực quản nhưng không điều trị, để bệnh kéo dài liên tục.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh này gồm:

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh Barrett thực quản.
  • Giới tính: Nam giới thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Người da trắng: Barrett thực quản thường gặp ở người da trắng nhiều hơn những màu da khác.
  • Béo phì: Đa số những người bị béo phì ở bụng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Hút thuốc: Hút thuốc không chỉ gây hại cho phổi và hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến thực quản và khả năng tiêu hóa của cơ thể.

4. Barrett thực quản có chữa khỏi không?

Hiện nay, mục đích điều trị Barrett thực quản là để ngăn ngừa axit trào ngược lên thực quản, nhằm bảo vệ những tế bào lót thực quản và có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

Để hạn chế những diễn tiến của bệnh Barrett thực quản, người bệnh thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm nồng độ axit bằng nhóm H2 - antagonists như: Ranitidine, Cimetidine.
  • Những thuốc có thể cải thiện tình trạng tiêu hóa như metoclopramide.
  • Nhóm ức chế bơm proton như: Omeprazole, lansoprazole.

barrett-thuc-quan-la-gi-co-nguy-hiem-khong-voh-2

Để chữa bệnh Barrett thực quản hiệu quả cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống (Nguồn: Internet)

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ một số điều sau để có thể chữa khỏi bệnh Barrett thực quản:

  • Khám định kỳ và tái khám đúng lịch để có thể theo dõi được sự tiến triển các triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc giữa chừng.
  • Kiểm soát cân nặng vì cân nặng chính là yếu tố nguy cơ gây bệnh Barrett thực quản.
  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để hạn chế tình trạng ợ nóng, ợ hơi.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, cà phê, thuốc lá, rượu bia.
  • Sau khi ăn không nên nằm ngay, ít nhất 3 tiếng sau mới được ngủ. Khi ngủ nên kê cao gối để hạn chế trào ngược dạ dày.
  • Tập thể dục, thể thao mỗi ngày.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Khi tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời tuân thủ những thói quen sinh hoạt và ăn uống trên thì người bệnh Barrett thực quản sẽ có cơ hội thoát khỏi căn bệnh này và phòng ngừa biến chứng ung thư thực quản.

Bình luận