Chờ...

Bệnh thủy đậu (phỏng dạ) ở người lớn không thể xem thường

(VOH) - Thông thường mọi người đều nghĩ bệnh thủy đậu chỉ xảy ra ở trẻ em. Nhưng thực tế người lớn mắc bệnh thủy đậu cao và có tình trạng bệnh còn tệ hơn trẻ em.

1. Bệnh thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu (phỏng dạ) ở người lớn không thể xem thường

Người lớn bị bệnh thủy đậu được điều trị tại bệnh viện (Ảnh: afamily)

Bệnh thủy đậu là một loại virus varicella zoster có khả năng xâm nhập vào cơ thể con người ở mọi lứa tuổi. Nếu người lớn bị nhiễm loại virus này sẽ có nguy cơ cao với những biến chứng nặng như viêm phổi,... Người mắc bệnh thường là những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu như người hút thuốc, trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữa mang thai dễ nhiễm loại virus này nhất.

Bệnh thủy đậu được gọi là bệnh "xấu xí" vì khi có nốt đậu bị nhiễm trùng sẽ gây nên tổn thương, nếu không điêu trị sớm sẽ bị ăn sâu, lan rộng và để lại sẹo rỗ. Nếu nặng hơn sẽ bị nhiễm trùng máu và viêm mô tế bào.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở người lớn là viêm phổi và có khả năng gây ra viêm não nhưng rất hiếm gặp.

Một thông tin tốt cho những người bị thủy đậu từ nhỏ là khi bạn trưởng thành bạn sẽ không bị nhiễm bệnh thủy đậu.

Nhưng nếu bạn là người trưởng thành và mắc bệnh thủy đậu thì vẫn có nguy cơ nhiễm lại virus varicella zoster trong hình thức bệnh gọi là zona. Đây là tình trạng đau đớn gây ngứa, cảm giác nóng rát trên da và như kiến bò.

2. Thủy đậu ở người lớn điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn cũng giống như trẻ nhỏ, hoàn toàn không khó. Nếu chịu khó kiêng và tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ bạn sẽ mau chóng khỏi bệnh.

Khi bị thủy đậu, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ để tránh ngứa ngáy, hạn chế gãi vào vùng bị thủy đậu. Nếu nốt thủy đậu bị vỡ hãy dùng thuốc sát trùng nhẹ theo chỉ định của bác sĩ bôi lên, sau đó dùng bông vô trùng thấm khô.  

Tốt nhất bạn hãy ở nhà nghĩ ngơi, cách ly và không tiếp xúc với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai để tránh lây nhiễm.

Để mau chóng phục hồi đều quan trọng là không để cơ thể bị mất nước bằng cách uống thật nhiều nước.

3. Bệnh thủy đậu ở người lớn cần kiêng những gì?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi mắc bệnh thủy đậu, bạn nên hạn chế hoặc kiêng các thực phẩm từ sữa, vì sữa sẽ gây nhờn da, làm tăng cơn ngứa vùng thủy đậu. Ngoài ra không nên ăn đồ nóng, cay, dầu mỡ vì sẽ gây thêm nhiều mụn mới. Không ăn rau muống để tránh bị sẹo lồi.

Ngoài ra người mắc bệnh thủy đậu phải kiêng gió vì vậy nên cách ly với bên ngoài. Kiêng nước lạnh nhưng có thể tắm và vệ sinh bằng nước ấm. Nên chú ý ăn mặc sạch sẽ phù hợp để cho cơ thể không bị quá nóng cũng như quá lạnh.

>>>  Bệnh thủy đậu kiêng gì để mau chóng lành bệnh?

4. Bệnh thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi?

Bệnh thủy đậu (phỏng dạ) ở người lớn không thể xem thường

Nếu người bệnh thủy đậu kiêng cử đúng sẽ sớm bình phục. (Ảnh: Getting image)

Đa số người bị bệnh thủy đậu thường phải mất từ 7 - 21 ngày sẽ khỏi hoàn toàn (tính từ lúc toàn phát bệnh đến lúc khỏi hẳn tối đa khoảng 10 ngày).

>>>  Mắc bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

5. Bệnh thủy đậu sẽ chia thành 4 giai đoạn:

- Ủ bệnh: Thời gian thông thường kéo dài khoảng 2 tuần, nhưng đối với người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn.

- Khởi phát: Sau 2 tuần ủ bệnh, người bệnh sẽ nổi mẩn ngứa đỏ khắp cơ thể. Đến ngày thứ 2 sẽ có triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, chóng mặt.

- Toàn phát: Những mẩm ngứa đổ trên cơ thể sẽ bắt đầu có nước (mụn nước). Bên trong là dịch mủ.

- Hồi phục: Bình thường thời gian phục hồi khoảng 1 tuần. Nhưng khiêng cử đúng và làm theo chỉ định của bác sĩ thì bạn chỉ mất 5 ngày sẽ hồi phục, lúc đó mụn nước sẽ vỡ ra và đóng thành vảy, ít để lại sẹo.

* Tác hại của việc mắc bệnh thủy đậu khi mang thai? Có thai bị mắc bệnh thủy đậu nên làm gì? Khi cho con bú mắc bệnh thủy đậu thì làm sao? Hãy đón xem bài 7 của loạt bài này “Bệnh thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?