Chờ...

Cách chữa trị bệnh thủy đậu không để lại sẹo

(VOH) - Bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết người bệnh. Vì vậy, căn bệnh này có thể tự khỏi được không là một câu hỏi lớn cần quan tâm.

Bệnh thủy đậu tự khỏi được không?

Hiện nay, bệnh trái rạ chưa có thuốc đặc trị nên bệnh sẽ tự khỏi nếu biết cách xử lý khi mắc bệnh. Sau khoảng 10 - 14 ngày ủ bệnh, thời gian người bệnh toàn phát đến khi hồi phục thường kéo dài từ 7-14 ngày tùy thuộc vào thể trạng mỗi người và chế độ chăm sóc.

Cách chữa trị bệnh thủy đậu không để lại sẹo

Bệnh trái rạ hiện chưa có thuốc đặc trị nên bệnh sẽ tự khỏi nếu biết cách xử lý khi mắc bệnh. Ảnh minh họa: internet

Cách xử lý khi mắc bệnh thủy đậu

Do chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu nên phần lớn bệnh nhân cần phổ cập cách xử trí bệnh tại nhà. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo cũng như không được chữa trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh trái rạ có tính lây lan nên khi mắc bệnh, người bệnh sẽ được cách ly hoàn toàn trong phòng kín đến khi các nốt đậu đã đóng vẩy.

Quan trọng nhất trong quá trình điều trị là việc giữ vệ sinh cơ thể như cắt ngắn móng tay, tắm rửa hàng ngày một cách nhẹ nhàng với xà phòng sát khuẩn và thay quần áo sạch thường xuyên tránh để vi khuẩn tích tụ trong người làm bệnh thêm nặng.

Trường hợp người bệnh bị sốt thì có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý chế độ ăn uống trong quá trình mắc bệnh. Người bệnh không nên ăn các thực phẩm như gà, hải sản, thịt bò và rau muống tránh gây ngứa cũng như để lại sẹo lồi.

>>>Bị thủy đậu rồi có bị lại không?

>>>Mắc bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

>>>Bệnh thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Chữa bệnh bằng phương pháp dân gian

Tuy y học phương tây ngày càng phát triển nhưng hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu, vì thế một số bài thuốc dân gian cũng như đông y là một trong những phương pháp không ít người tìm đến khi mắc bệnh thủy đậu. Trong đông y, phương pháp thanh nhiệt giải độc được áp dụng để chữa bệnh trái rạ. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian phổ biến có thể tham khảo để áp dụng tại nhà với điều kiện mắc bệnh nhẹ.

Bài thuốc số 1

Dùng 30gr lá dâu tằm tươi rửa sạch, 20gr lá tre tươi, 20gr cam thảo đất tươi và 20gr cỏ mần trầu tươi rửa sạch thái ngắn cho vào khoảng 1 lít nước sắc còn 300ml rồi chia ra uống trong ngày.

Cách chữa trị bệnh thủy đậu không để lại sẹo

Bệnh thủy đậu nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ để lại những vết sẹo xấu xí. Ảnh minh họa: internet

Bài thuốc số 2

Dùng 20-30gr vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả, 20gr rau om tươi, 16gr quả dành dành, 16gr kim ngân hoa và 12gr rễ cỏ tranh. Bài thuốc này chia thành hai lần sắc. Lần đầu sắc cùng một lít nước cho đến khi còn 300ml. Lần 2 sắc với 600ml nước đến khi chỉ còn 200ml thì dừng lại. Sau đó đổ quyện vào đun cho đến khi cô lại còn 300ml rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc số 3

Dùng 12g cam thảo dây, 12g ngân hoa, 12g vỏ đậu xanh, 8g hoàng đằng, 12g sinh địa, 10g lá tre, 8g rễ cây sậy rửa sạch rồi cho vào ấm đun với 4 chén nước cho cô lại còn 1/4 rồi uống trong ngày.

Trường hợp bệnh diễn biến xấu như người bệnh sốt cao, suy hô hấp, khó thở, bội nhiễm lở loét da cần phải nhanh chóng đưa đi bệnh viện cấp cứu.

>>>Cảnh giác: Ngoài ngứa và sẹo, biến chứng bệnh thủy đậu gây vô sinh, bội nhiễm?

>>>Những thứ cần phải kiêng 100% khi mắc bệnh thủy đậu

>>>Các vấn đề về ăn uống khi mắc bệnh thủy đậu

>>>3 loại lá cây khi mắc bệnh thủy đậu có thể tắm

Làm cách nào để không có sẹo khi chữa bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ để lại những vết sẹo xấu xí. Khi mắc bệnh thủy đậu, các nốt đậu sẽ gây ngứa và cảm giác khó chịu. Tuy vậy, người bệnh tuyệt đối không được gãi khiến các nốt đậu bị vỡ không những lan nhanh sang những vùng da khác mà còn để lại sẹo. Người bệnh có thể dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt mụn đã vỡ để sát khuẩn, tuyệt đối không được bôi mỡ tetraxiclin, penixilin hay thuốc đỏ.

* Bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu có cần tiêm không? Tiêm mấy mũi? Hãy đón xem bài cuối của loạt bài này “Cách dùng thuốc khi bị thủy đậu”.