ThS. BS Phạm Ngọc Hoàng Lân, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh cho biết, để nhận biết viêm amidan và bạch hầu, viêm họng, cần dựa trên các yếu tố sau.
Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, gồm các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ (khoảng 37,5 - 38 độ C), kèm theo ho và khàn tiếng. Cơn sốt bắt đầu tăng dần, nhưng mạch của người bệnh lại chậm, có vẻ mặt nhiễm trùng (tái nhợt, xanh xao).
Sau 2-3 ngày, triệu chứng nặng hơn, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện những giả mạc màu trắng ngà hoặc trắng xám, dày và dai, bám chặt vào thành sau họng rồi lan ra hai bên thành họng. Còn một số khác lại bám trực tiếp lên bề mặt amidan. Khi lớp giả mạc bong ra, khiến mô amidan bủn và dễ chảy máu.
Vì vậy, khi có các dấu hiệu như đau họng, ho và sốt, bệnh nhân nên đi khám ngay để được điều trị sớm. Nếu càng để lâu, giả mạc sẽ lan sâu vào thanh quản, khí quản, gây tắc nghẽn vùng hầu họng phía dưới và dẫn đến khó thở, thậm chí mất giọng.
Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm và có nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, làm ngưng tim đột ngột (do block nhĩ thất độ 3) hoặc liệt dây thần kinh. Đặc biệt, khẩu cái mềm (màn hầu) gây mất kiểm soát bàng quang, tiểu không tự chủ và liệt cơ hoành, dẫn đến viêm phổi.
Bệnh có thể diễn tiến nhanh, khiến người bệnh tử vong trong vòng 6 - 10 ngày. Nếu được cứu chữa kịp thời, tỷ lệ sống thực vật chiếm từ 5 - 10%.
Viêm amidan
Viêm amidan cũng có những triệu chứng tương tự như bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, viêm amidan cấp gây sốt với mức độ cao hơn.
ThS. BS Phạm Ngọc Hoàng Lân
Khoa Tai mũi họng
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Theo dõi chuyên mục Khỏe của voh.com.vn để cập nhật những bài viết hữu ích.