Những biện pháp tâm lý để điều trị và chăm sóc người bệnh trầm cảm

(VOH) - Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm khiến con người có thể thay đổi cách nhìn đối với thế giới bên ngoài và thấy mọi điều trở nên vô vọng.

Có nhiều cách để chữa bệnh trầm cảm, cách thông dụng nhất là dựa vào triệu chứng của bệnh để chữa. Có thể bạn cảm thấy vô cùng tuyệt vọng trong quá trình điều trị vì cảm giác việc chữa trị bằng cách dùng thuốc hay sốc điện mà tình trạng bệnh vẫn không thể tốt hơn.

Bệnh trầm cảm muốn chết là gì Bệnh trầm cảm muốn chết là gì ? "Trầm cảm không phải là thấy buồn vì mọi thứ không xảy ra theo ý bạn mà bạn thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp”.

 

Tuy nhiên, cảm giác đó sẽ khiến cho triệu chứng và tình trạng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Những người bị trầm cảm có nhiều nguy cơ làm hại bản thân

Những người bị trầm cảm có nhiều nguy cơ làm hại bản thân. Ảnh: internet

Theo nghiên cứu, chính những hoạt động nhỏ là cách chữa trầm cảm đầu tiên rất hiệu quả mà không phải bệnh nhân trầm cảm nào cũng biết và thực hiện.

1. Cách điều trị bệnh trầm cảm bạn cần biết

Các hoạt động nên nhắm tới sở thích của bạn chẳng hạn như là việc tập thể dục, nói chuyện trao đổi với bạn bè. Bạn nên tránh những cảm giác chán đời, cố gắng làm cho cuộc sống bận rộn hơn, thêm việc ở cơ quan hoặc học tập thêm.

Cũng nên thường xuyên đi chơi, giải trí với những loại hình nghề thuật mà mình không chán.

Các nhà khoa học cũng đã tập trung nghiên cứu những chế độ ăn uống phù hợp chống lại stress. Giảm căng thẳng có thể giúp phần nào kiểm soát được trọng lượng cơ thể.

Nếu kiểm soát được chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp cũng là một trong những giải pháp thoát khỏi sự căng thẳng dẫn đến trầm cảm.

Kiểm soát sự nóng giận cũng giúp chữa bệnh trầm cảm

Kiểm soát sự nóng giận cũng giúp chữa bệnh trầm cảm. Ảnh: internet

Kiểm soát sự nóng giận cũng giúp chữa bệnh trầm cảm. Thường thì cảm giác tức giận sẽ càng làm stress tăng cao. Do vậy để có thể kiểm soát được sự tức giận và chống stress có thể ăn lê, chuối, ngô, đậu, khoai tây,…

Còn theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Mark Becker tại Đại học Michigan, Mỹ cho thấy, những người hay sử dụng thiết bị công nghệ cùng một lúc dễ bị đối mặt với căn bệnh trầm cảm, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với người ít dùng.

Ngoài ra, giấc ngủ sâu và đầy đủ sẽ giúp chống lại hiện tượng stress. Để góp phần cải thiện chất lượng của giấc ngủ, chiến đấu chống lại sự căng thẳng, cần ăn đậu hay bột yến mạch, rau cải.

Hầu hết những loại này sẽ cung cấp magiê hoạt động như liều thuốc định thần tự nhiên để giúp thư giãn các cơ bắp, mạch máu và hỗ trợ rất tốt cho hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, magiê cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc kích thích của serotonin (một hormone điều tiết yên tĩnh).

Sữa chua cũng là cách chữa trầm cảm hiệu quả. Cụ thể trong thí nghiệm của các chuyên gia trường Đại học Cork tại Ireland đã tìm thấy cách giúp giảm căng thẳng đó chính là ăn sữa chua vào mỗi bữa ăn sáng.

Những biện pháp tâm lý để điều trị và chăm sóc người bệnh trầm cảm 4Nguy cơ mắc bệnh và biến chứng của bệnh trầm cảm. Biến chứng đáng sợ nhất của trầm cảm là tự hủy hoại cơ thể, tự tử vì cho rằng mình không còn giá trị. 

2. Những biện pháp tâm lý để vượt qua bệnh trầm cảm

Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm tóc mới, món ăn mới.

Hãy thay đổi một điều gì đó trong căn hộ: kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay thảm, đặt lại chậu hoa cảnh…

Từ tối hôm trước hãy chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau, cố gắng không để có những khoảng thời gian rỗi.

Hãy mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười.

3. Cách điều trị bệnh trầm cảm trẻ nhỏ

Điều trị trầm cảm cho trẻ đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì của cha mẹ, như:

Điều chỉnh mối quan hệ gia đình: Cha mẹ nên quan tâm, trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Lắng nghe con nói, chú ý những thay đổi bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời.

Đưa con tham gia các hoạt động bên ngoài: Những hoạt động vui chơi giải trí sẽ giúp giảm bớt căng thẳng rất nhiều, nhất là những hoạt động ngoài trời khi cả nhà cùng tham gia.

Tạo cho trẻ có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ vitamin: Dinh dưỡng đầy đủ sẽ khiến trẻ tập trung học, tinh thần hưng phấn hơn.

Không tạo cho trẻ nhiều áp lực: Cha mẹ hãy dẫn bé đi chơi, xem phim, đi nhà sách, thảo cầm viên vào ngày cuối tuần. Đồng thời cha mẹ cũng phải đồng cảm, động viên khi bé học tập không tốt.

Không đánh trẻ khi chúng phạm sai lầm, cũng không nên hỏi dồn, bắt buộc trẻ phải trả lời ngay.

Điều trị trầm cảm cho trẻ đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì của cha mẹ

Điều trị trầm cảm cho trẻ đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì của cha mẹ. Ảnh: internet

Đừng bỏ rơi trẻ khi trẻ không chịu chia sẻ: Thông thường, khi thấy con có vấn đề các bậc cha mẹ sẽ hỏi trẻ. Nhưng nếu trẻ không chịu nói thì cha mẹ cũng cho qua, không hỏi han, quan sát gì nữa.

Hãy cố gắng hỏi đến khi trẻ chịu chia sẻ thì mới mong lần sau trẻ tiếp tục chia sẻ nỗi lo với cha mẹ.

Chú ý đến mối quan hệ ở trường của trẻ (với thầy cô và bạn bè). Có một số trường hợp trẻ rất sợ cô giáo, không muốn đi học nhưng cha mẹ lại phớt lờ việc này và cho rằng rồi mọi việc sẽ đâu vào đấy. Xin đừng thờ ơ với điều này, hãy tìm hiểu để giải quyết vấn đề!

Tạo cho con những thói quen tốt trong đời sống hàng ngày như đi ngủ đúng giờ, thích chơi thể thao, thích ca hát nhảy múa.

Một phần quan trọng không kém nằm ngay trong chính bản thân các bậc phụ huynh: Cha mẹ nên tạo cho mình một tâm hồn thoải mái, khỏe mạnh để giáo dục trẻ một cách hợp lí nhất.

Ngoài ra, việc trị liệu bằng thuốc là cách phổ biến nhưng cách này không khuyến khích áp dụng cho trẻ nhỏ bởi lâu dài không tốt có sức khỏe.

Việc điều trị trầm cảm phải kéo dài ít nhất 6-9 tháng, do đó, với những gia đình có người bệnh đang trong giai đoạn chăm sóc thì việc chăm sóc tại nhà rất quan trọng. Phải rất tế nhị, tránh kỳ thị, xem thường người bệnh, đồng thời tạo điều kiện cho người bệnh hòa nhập cộng đồng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

Những biện pháp tâm lý để điều trị và chăm sóc người bệnh trầm cảm 6Biểu hiện của bệnh trầm cảm. Hãy coi chừng những biểu hiện như trằn trọc khó vào giấc ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe...

4. Chăm sóc người bệnh trầm cảm như thế nào?

Cần cho bệnh nhân uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Không tự ý dừng hoặc điều chỉnh liều thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Theo dõi ý tưởng và hành vi tự sát vì đây là triệu chứng nặng của bệnh. Thông thường, bệnh nhân trầm cảm có ý tưởng bị tội, không xứng đáng, quá bi quan chán nản, cảm thấy bế tắc, không có lối thoát...  nên dễ nảy ra ý tưởng và hành vi tự sát.

Phải luôn theo dõi và kịp thời phát hiện bằng cách nói chuyện và tế nhị hỏi về những ý nghĩ này, lưu ý đến những hành vi khác thường như viết thư tuyệt mệnh, gọi điện thoại, nhắc đến tự sát trong những câu chuyện hằng ngày...

Khi phát hiện ý tưởng hoặc hành vi tự sát, cần theo dõi chặt và đưa đến bệnh viện ngay.

Cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân; không cần kiêng bất cứ chất gì. Trong trường hợp sử dụng một số thuốc chống trầm cảm hoặc có bệnh cơ thể kèm theo, bệnh nhân có thể phải kiêng một số thức ăn theo hướng dẫn của thày thuốc.

Người nhà phải luôn có tinh thần thông cảm, chia sẻ, động viên và giúp đỡ bệnh nhân trầm cảm trong cuộc sống hằng ngày. Tránh những thái độ không thiện chí, kỳ thị và coi thường bệnh nhân; luôn tạo mọi điều kiện cho bệnh nhân được làm việc, được bày tỏ ý kiến của mình.

Đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc phòng khám theo hẹn của bác sĩ điều trị. Thông thường, bệnh nhân trầm cảm cần khám định kỳ hằng tháng, hằng quý... tùy theo tình trạng ổn định của bệnh.

Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị.

Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ sau sinh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm nhất. Đã có trường hợp đáng tiếc khi người mẹ tự tay giết con mình do rơi trạng thái trầm cảm quá lâu mà không có sự phát hiện, chăm sóc của gia đình. Mời các bạn đọc phần tiếp theo của Chuyên đề Bệnh trầm cảm.