Chờ...

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm cần biết để bảo vệ bản thân và gia đình

(VOH) - Nếu bạn hoặc người thân của mình đang phải đối mặt với chứng trầm cảm, hãy nhớ rằng vẫn luôn có nhiều người luôn sát cánh và chia sẻ cùng bạn trong cuộc chiến này.

Trầm cảm là bệnh của xã hội hiện đại, có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Ðây là một bệnh lý của não bộ chứ hoàn toàn không phải là một cảm giác buồn bã hay chán nản, thất vọng thoáng chốc.

Trầm cảm là một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, thái độ cư xử và sức khỏe bệnh nhân. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tự tử.

Trầm cảm (Depression) là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát.

Trầm cảm (Depression) là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát.

Trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, ngủ không ngon, ăn nhạt miệng, làm việc không xong, mặc cảm thua kém, khi rầu rĩ lâu ngày hay nghĩ đến cái chết. Ngoài ra, bệnh nhân hay kèm lo lắng, nặng đầu đau mỏi vai gáy, ép ngực hồi hộp, tay chân lạnh…

Ở những lần đầu tiên, dấu hiệu khởi phát của bệnh trầm cảm không rõ ràng và ngắn ngủi, tuy nhiên, nếu không được chú ý và điều trị, nó có thể tái diễn với mức độ nghiêm trọng hơn.

1. Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Trầm cảm (Depression) là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Bệnh nhân bị trầm cảm sẽ có biểu hiện, triệu chứng khác nhau tùy vào độ tuổi, giới tính và cách thể hiện dù vậy, vẫn có những triệu chứng phổ biến:

  • Trằn trọc khó vào giấc ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe.
  • Hay than nhức đầu, mỏi cổ, mỏi gáy, hồi hộp ép ngực, xoa bóp tay chân vì nhức mỏi, khám bác sĩ đa khoa hay tự mua thuốc uống không hết.
  • Mất niềm vui thú trong cuộc sống. Đi đứng chậm, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, như không còn sức khỏe làm việc, làm nhẹ cũng mau mệt, không thích gần vợ gần chồng, thấy mọi người, con cháu vui chơi cũng không quan tâm.

Trầm cảm thậm chí là nguyên nhân gây chứng rối loạn tình dục.

Trầm cảm thậm chí là nguyên nhân gây chứng rối loạn tình dục.

  • Ăn ít, không ngon, nhạt miệng.
  • Nét mặt trầm buồn, chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi. Hay cáu gắt, giận dữ.
  • Đầu óc khó tập trung, do dự không "quyết" được, không đối phó được.
  • Có người có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận.
  • Người còn đi làm thì giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng gượng làm hết việc, đãng trí, cảm thấy bế tắc.
  • Tự nghĩ chán đời như có lỗi với người thân với gia đình, thua người ta, không bằng người ta, trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ và đôi khi tìm cách chết.

Cần lưu ý là các triệu chứng này phải xuất hiện liên tục từ 2 tuần trở lên mới được chẩn đoán là trầm cảm. 

Trầm cảm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Hiện nay các phương pháp điều trị chính là dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, shock điện, kích thích sọ.

2. Một số trường hợp bệnh trầm cảm điển hình

Người mắc bệnh trầm cảm cần sớm có biện pháp điều trị, tránh để bệnh thêm trầm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, người bệnh trầm cảm nhiều khả năng gây tổn hại đến bản thân hoặc với người xung quanh, thậm chí có thể gây nguy hại đến trật tự xã hội. 

Ngày 18/12/2017, cái chết đột ngột của ca sĩ Hàn Quốc 27 tuổi Kim Jong Hyun sau thời gian dài chống lại bệnh trầm cảm đã gây bàng hoàng cho đông đảo người hâm mộ; Vụ quyên sinh của tài tử Trung Quốc Kiều Nhậm Lương tại nhà riêng ở Thượng Hải trong giai đoạn thăng hoa của sự nghiệp.

Ngoài ra, phải kể đến vụ treo cổ của ngôi sao Youtube Stevie Ryan hoặc chọn cái chết bất ngờ của diễn viên gạo cội Robin Williams cũng do hậu quả của trầm cảm vào năm 2014.

Trong nước là vụ Hoàng Nhất Giang (SN 1989, ngụ quận 11, bảo vệ dân phố thuộc phường 5, quận 11) vào trưa ngày 26/11/2017, bất ngờ ra tay cắt cổ bé trai 6 tuổi mà trước đó mình vẫn chơi đùa hàng ngày.

Theo lời khai của Giang, do thời gian dài bị ám ảnh trong đầu luôn vang lên lời cháu bé nói anh ta là đồ ăn cắp, độc ác. Ám ảnh vì tiếng chửi khiến anh ta càng hậm hực muốn sát hại cháu bé để không nghe tiếng chửi.

Đối tượng Hoàng Nhất Giang cắt cổ cháu bé do bệnh tâm thần

Đối tượng Hoàng Nhất Giang.

Không thể quên được vụ án đau lòng vào ngày 12/6/2017 khi người mẹ trẻ Phan Thị Tr. (SN 1997) ra tay sát hại chính con mình khi cháu chỉ mới 33 ngày tuổi do trầm cảm sau sinh. 

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm

3.1 Yếu tố di truyền

Theo một số nghiên cứu, có khoảng 46% cặp song sinh cùng trứng sẽ cùng mắc trầm cảm. Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì sau khi sinh con cái có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.

3.2 Giới tính

Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Lý do là phụ nữ thường phải gánh nhiều công việc không tên, dễ gây nhàm chán hoặc ngược lại quá nhiều áp lực hơn so với nam giới.

3.3 Stress kéo dài

Căng thẳng, áp lực vì một vấn đề nào đó trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, cộng thêm gặp phải chấn động mạnh về tâm lý như mất người thân hay chuyện quá shock cũng gây trầm cảm.

3.4 Hậu quả bệnh lý

Các bệnh như tổn thương sau chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ… sẽ là nguyên nhân bệnh trầm cảm.

3.5 Mất ngủ thường xuyên

Ngủ quá ít sẽ khiến bộ não không được nghỉ ngơi dẫn đến các triệu chứng của trầm cảm. Hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ, duy trì giờ ngủ và thức phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.

4. Ai dễ mắc bệnh trầm cảm ?

Trầm cảm dễ xuất hiện ở những người thường xuyên trong trạng thái

- Căng thẳng và lo lắng: Đây là hai yếu tố lớn khiến bạn bị trầm cảm. Khi bị bủa vây bởi những suy nghĩ tiêu cực, đáng lo ngại thì não của bạn sẽ luôn trong tình trạng nặng nề, u ám.

Nếu bạn phải đối mặt với áp lực từ công việc đến nhà cửa, con cái trong một thời gian dài, thì có khả năng bạn sẽ phải đối mặt với căng thẳng mạn tính. Bạn bị mất việc, công việc không như mong muốn, chia tay, ly hôn và những sự kiện ngoài tầm kiểm soát đều tác động đến bạn theo hướng tiêu cực.

Áp lực càng dày đặc thì bạn càng không có thời gian để phục hồi, khi đó kiệt sức, trầm cảm là điều không thể tránh khỏi. 

- Rối loạn tâm trạng: Nếu bạn gặp các triệu chứng của bệnh trầm cảm kéo dài hàng tuần mà không giảm nhẹ được, kể cả khi bạn đã thay đổi thói quen và hành vi, thì bạn có thể đang gặp các rối loạn hóa học trong não bộ.

Điều này không phải là lỗi của bạn và bạn có thể tìm đến bác sỹ để được chẩn đoán, trị liệu, kê đơn thuốc.

Biểu hiện của trầm cảm

Thiếu tiếp xúc xã hội về mặt tình cảm, cảm xúc cũng là một nguyên nhân kích hoạt trầm cảm.

- Ít giao tiếp tình cảm: Thiếu tiếp xúc xã hội về mặt tình cảm, cảm xúc cũng là một nguyên nhân kích hoạt trầm cảm. Hầu hết các tương tác hàng ngày với đồng nghiệp hoặc những đối tượng kinh doanh là không đủ cho nhu cầu của con người.

Đôi khi, con người ta sống dựa vào mặt hỗ trợ tinh thần để giảm bớt sự cô đơn.

- Hậu quả của những sang chấn tâm lý: Những chấn tương tâm lý, cú sốc trong quá khứ là lý do dễ dẫn đến trầm cảm nhất. Điều này đặc biệt đúng với những đứa trẻ đã trải qua sự kiện không may mắn trong tuổi thơ của mình.

Bộ não của chúng gặp phải khó khăn trong thời kỳ phát triển, do đó não bộ không còn linh hoạt và khả năng đối phó với những căng thẳng trong tương lai cũng bị giảm đi. Trị liệu tâm lý có thể giúp đỡ một phần nào đó trong trường hợp này.

5. Độ tuổi dễ mắc bệnh trầm cảm

Theo bác sĩ Phạm Văn Trụ, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TPHCM, lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh trầm cảm, tỷ lệ nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam gấp 2 lần. Người cao tuổi dễ bị trầm cảm và thường bị bỏ quên.

Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc căn bệnh này có xu hướng tăng dần. Đó là dấu hiệu cảnh báo một xã hội bị áp lực về công việc, nhu cầu thăng tiến, lối sống tốc độ, vội vã... 

Trầm cảm là căn bệnh của thời đại công nghiệp, lối sống nhanh, vội vã và đầy sức ép. Hằng ngày, chúng ta phải đối diện với hàng loạt nguy cơ mắc bệnh và dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Mời các bạn xem phần tiếp theo của chuyên đề Bệnh trầm cảm.