Móng tay có thể tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe của bạn. Móng tay màu hồng và bóng thường là dấu hiệu của sức khỏe tốt. Vậy nếu có đốm trắng trên móng tay nói lên điều gì?
1. Đốm trắng trên móng tay là hiện tượng gì?
Móng tay có vệt trắng hay hạt gạo trên móng tay tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó có thể báo hiệu cho bạn một số vấn đề về sức khỏe.
Theo Học viện da liễu Hoa Kỳ, móng tay có xu hướng phát triển nhanh, dài trung bình khoảng 3,5mm mỗi tháng. Móng được cấu tạo từ keratin - một thành phần protein được tìm thấy trong da và cả tóc. Cấu tạo bộ móng gồm rất nhiều phần: lớp sừng (nail plate) là phần cứng nhất bên ngoài cùng của móng với tác dụng bảo vệ, lớp da bao quanh móng, lớp da bên dưới lớp sừng, lớp biểu bì...
Móng tay có đốm trắng như hạt gạo báo hiệu điều gì về sức khỏe (Nguồn: Internet)
Nếu hàng ngày bạn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì móng tay, móng chân sẽ luôn chắc khỏe. Tuy nhiên, nếu nổi hạt gạo trên móng tay thì có thể báo hiệu cơ thể bạn đang thiếu hụt một số yếu tố vi lượng như kẽm, canxi, vitamin C trầm trọng.
Dưới góc nhìn y khoa thì các biểu hiện trên móng tay có thể phản ánh tình trạng thiếu một số loại dinh dưỡng, chẳng hạn như chất sắt, biotin và protein.
Các nghiên cứu cho thấy, khi tình hình sức khoẻ yếu, thiếu vitamin biểu hiện dễ nhận thấy trên phần móng đó là sự xuất hiện đốm trắng trên móng tay.Các đốm trắng này có thể là dấu hiệu của bệnh gan,nếu đốm màu nửa trắng, nửa hồng là dấu hiệu của bệnh thận và màu tím là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim.
Như vậy, các đốm trắng trên móng tay có thể chỉ đơn thuần là do cơ thể bị thiếu chất, những chấn thương nhẹ, do thói quen hay cắt khóe làm tổn thương móng… và đôi khi cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý trên cơ thể nhưng hiếm gặp hơn.
2. Móng tay có đốm trắng phải làm sao?
Khắc phục các đốm trắng trên móng tay cần dựa vào nguyên nhân.
- Nếu đốm trắng do nguyên nhân cắt khóe thì chỉ cần loại bỏ tình trạng này, bạn cần tránh cắt khóe sâu, để móng tay dài tự nhiên, sau đó cắt bỏ dần để loại bỏ những đốm trắng là được.
- Nếu do thiếu chất thì cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để bổ sung lại lượng chất đang bị thiếu hụt. Để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất thì cần có thói quen uống sữa vì sữa chứa nhiều calci, protein giúp cho móng cứng và khỏe. Các chất khoáng gồm canxi, magie, natri, kali... được coi là các yếu tố kiềm tốt cho móng. Nguồn gốc các chất khoáng này chứa nhiều trong các thực phẩm như rau quả và sữa. Các chất khoáng có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng và nguồn thực vật như ngũ cốc, các loại bột cũng rất quan trọng để cho cơ thể có đầy đủ dinh dưỡng.
- Nếu móng tay có đốm trắng do bệnh lý thì cần điều trị dứt điểm căn bệnh đó.
Thực tế, hầu hết các tổn thương trên móng đều có thể tự lành, hiện tượng móng tay có đốm trắng cũng vậy, bạn chỉ cần đợi móng dài và cắt bỏ những phần có đốm trắng.
3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bạn có thể cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ trong các trường hợp sau:
Nếu móng tay trắng hoàn toàn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám (Nguồn: Internet)
- Nếu tất cả các móng tay chuyển hoàn toàn trắng.
- Nếu các đốm trắng xuất hiện rõ ràng ở tất cả các móng tay.
- Nếu móng của bạn có một nửa màu nâu và một nửa màu trắng.
Nhìn chung, các đốm trắng xuất hiện trên móng tay không phải là một tình huống đáng lo ngại. Thông thường, bạn không cần phải can thiệp bằng các biện pháp y tế. Tuy nhiên, nếu móng tay của bạn thường xuyên có các đốm trắng, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.