Nếu gặp vấn đề, đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những thói quen gây đau bụng.
Chế độ ăn uống không điều độ
Việc thay đổi thời gian các bữa ăn có ý nghĩa quan trọng. Không ăn đúng giờ hoặc nhịn ăn lâu ngày sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ăn thực phẩm gây kích ứng
Ăn quá nhiều đồ cay, chiên, quá chua, mặn có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, thường biểu hiện bằng các triệu chứng đau bụng quanh rốn hoặc dọc khung đại tràng.
Cơn đau bụng thường liên quan với rối loạn chức năng đi tiêu, biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, gây khó chịu cho người bệnh.
Ăn quá nhanh
Nuốt thức ăn chưa được nhai kỹ sẽ gây áp lực lớn hơn lên dạ dày và làm tăng gánh nặng cho quá trình tiêu hóa
Ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều có thể gây căng thẳng quá mức cho thành dạ dày, lâu dài có thể dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày.
Thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng phổ biến để giảm đau và hạ sốt trong nhiều tình trạng khác nhau như đau đầu, viêm khớp, cảm cúm.
Thời gian sử dụng thuốc kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gặp biến cố bất lợi như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, độc tính trên gan, bệnh lý tim mạch…
Hút thuốc và uống rượu
Nicotine (trong thuốc lá) và rượu có thể gây tổn thương trực tiếp đến tế bào thành dạ dày và ảnh hưởng đến lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Căng thẳng, lo lắng
Căng thẳng và lo lắng là tình trạng rất thường gặp ở hầu hết mọi người. Tuy nhiên, căng thẳng, lo lắng lâu dài có thể làm tăng tiết axit dạ dày và làm tổn thương thành dạ dày.
Tiêu thụ quá nhiều cà phê và trà
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều caffeine, bạn có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ, lo lắng, nhịp tim tăng cao, thậm chí là co giật, động kinh. Caffeine và một số hợp chất trong những đồ uống này có thể kích thích tiết axit dạ dày.
Xem thêm: Mọi thứ bạn nên biết về ngộ độc caffeine
Nằm hoặc tập thể dục gắng sức ngay sau bữa ăn
Nằm hoặc tập thể dục gắng sức ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển bình thường của thức ăn qua đường tiêu hóa.
Thói quen ngủ kém
Thiếu ngủ cũng được coi là một yếu tố gây ra các vấn đề về dạ dày. Thiếu ngủ gây rối loạn sức khỏe tâm thần, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim, sa sút trí tuệ, đau nửa đầu, đột quỵ…
Để bảo vệ sức khỏe dạ dày, bạn nên thay đổi những thói quen xấu nêu trên và tìm đến sự tư vấn của bác sĩ khi cần thiết.