Bác sĩ Đinh Hồng Cẩm - Bác sĩ Chuyên khoa 1 Nội Tổng Quát, bác sĩ Chuyên khoa 1 Da Liễu, Giám đốc chuyên môn DR REJU Beauty Medi cho biết, các vùng dễ bị nhiễm nấm nhất thường là những nơi có độ ẩm cao và ít thoáng khí như:
- Kẽ ngón chân: Vùng này thường ẩm ướt do mồ hôi, đặc biệt khi mang giày kín.
- Bẹn: Người bệnh hay mặc quần áo ẩm ướt, quá chật hoặc bẩn, vệ sinh không đúng cách.
- Nách: Do nấm Candida gây ra khi gặp điều kiện thuận lợi như da ẩm ướt, vệ sinh kém, mặc đồ chật.
- Da đầu: Đặc biệt ở trẻ em, nơi nấm dễ phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
- Lòng bàn tay và kẽ ngón tay: Khi tiếp xúc nhiều với nước hoặc chất tẩy rửa.
- Móng tay và móng chân: Khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt hoặc do chăm sóc móng không đúng cách.
- Vùng dưới ngực và các nếp gấp da: Các khu vực này dễ đọng mồ hôi và ít thoáng khí, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
Bên cạnh đó, bác sĩ Đinh Hồng Cẩm cũng nhận định, nấm da có thể lây lan từ người này sang người khác qua nhiều cách:
- Tiếp xúc trực tiếp: Chạm vào da hoặc tóc của người bị nhiễm nấm.
- Tiếp xúc gián tiếp: Qua các vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo, giày dép hoặc lược.
- Tiếp xúc với động vật: Một số loại nấm da có thể lây từ động vật sang người khi tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm.
- Tiếp xúc với đất: Một số nấm có thể tồn tại trong đất và lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp.
Bác sĩ Đinh Hồng Cẩm
Bác sĩ Chuyên khoa 1 Nội Tổng Quát, Bác sĩ Chuyên khoa 1 Da Liễu,
Giám đốc chuyên môn DR REJU Beauty Medi
Theo dõi chuyên mục Khỏe của voh.com.vn để cập nhật những bài viết hữu ích.