Chờ...

Vì sao cần làm xét nghiệm theo dõi tiểu cầu trong điều trị sốt xuất huyết?

VOH - Trong điều trị sốt xuất huyết thường có chỉ định làm xét nghiệm tiểu cầu. Vậy tại sao phải làm xét nghiệm tiểu cầu trong điều trị sốt xuất huyết?

Câu hỏi: Vì sao bị sốt xuất huyết cần làm xét nghiệm theo dõi tiểu cầu? Người bị sốt xuất huyết nên làm xét nghiệm tiểu cầu vào thời điểm nào và nếu phát hiện tiểu cầu thấp thì cần làm gì để giúp tiểu cầu tăng lên?

Thông tin bài viết được bác sĩ Bác sĩ Lê Tùng Dương, Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn chia sẻ:

Vì sao bị sốt xuất huyết cần làm xét nghiệm tiểu cầu?

Sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, một trong số đó là tình trạng giảm tiểu cầu. Nguyên nhân là do là virus Dengue gây ức chế tủy xương, từ đó khiến số lượng tiểu cầu bị giảm.

Do đó, người bị bệnh sốt xuất huyết thường sẽ có xu hướng giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, mức độ giảm ở mỗi người không giống nhau, nên rất khó để tiên lượng chính xác nếu chỉ qua thăm khám. Vì vậy, người bị sốt xuất huyết cần phải được xét nghiệm tiểu cầu hàng ngày để theo dõi.

Vì sao cần làm xét nghiệm theo dõi tiểu cầu trong điều trị sốt xuất huyết? 1
Vì sao cần làm xét nghiệm theo dõi tiểu cầu trong điều trị sốt xuất huyết?

Cần làm gì để giúp tăng lượng tiểu cầu?

Bệnh sốt xuất huyết thường sẽ kéo dài trong thời gian khoảng 7 ngày. Số lần xuất huyết giảm tiểu cầu nguy hiểm nhất là vào ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 của bệnh. Sau 7 ngày, lượng tiểu cầu sẽ tự động trở về bình thường.

Cho nên, người bị xuất huyết giảm tiểu cầu do bệnh sốt xuất huyết sẽ tùy vào mức độ, tình trạng bệnh, mức độ sốc nhiệt và tùy vào hiện tại đang ở ngày thứ mấy để xác định hướng điều trị.

Sẽ có những trường hợp tiểu cầu giảm thấp chỉ cần theo dõi, ví dụ bệnh nhân bị giảm tiểu cầu ở ngày thứ 6 nhưng không kèm theo triệu chứng sốc sốt xuất huyết thì có thể theo dõi và đợi tiểu cầu tự động trở về bình thường.

Trong trường hợp bệnh nhân giảm tiểu cầu ở ngày thứ 3, thứ 4 kèm theo tình trạng sốc sốt xuất huyết thì có thể sẽ được chỉ định truyền tiểu cầu để giúp tiểu cầu tăng lên, đảm bảo quá trình cầm máu của bệnh nhân.

Hãy cùng theo dõi VOH Khỏe để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.