Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Kiến thức đầy đủ nhất để chăm sóc cây thủy sinh

Cây thủy sinh là loại thực vật sinh sống và phát triển dưới nước. Có 2 loại là cây thủy sinh nước ngọt và cây thủy sinh nước mặn.

Cây thủy sinh thường được trồng trong bể cá nhằm mục đích tạo môi trường sống tự nhiên cho cá và các loài sinh vật khác. Để cây có thể sinh trưởng tốt, bạn cần nên biết những yếu tố chăm sóc cây cơ bản.

Cây thủy sinh là gì?

Cây thủy sinh là loại thực vật sinh sống và phát triển dưới nước. Có 2 loại là cây thủy sinh nước ngọt và cây thủy sinh nước mặn. Có loại cây thủy sinh sống trong nước hoàn toàn. Có loại khác thì chỉ sống 1 phần trong nước và 1 phần vươn khỏi mặt nước như hoa súng, hoa sen.

Cây thủy sinh là cây cảnh phổ biến (Nguồn Internet)

Các loài cây thủy sinh phổ biến

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhiều loài cây thủy sinh khác nhau. Trước khi quyết định trồng cây, bạn nên tìm hiểu qua đặc điểm của từng loài.

Cây Rong la hán xanh

Cây la hán xanh có tên khoa học là Green cabomba. Cây có chiều cao khoảng 30-80cm. Độ xòe rộng khoảng 5-6cm. Cây sống trong nhiệt độ trung bình từ 18-28 độ và sống hoàn toàn trong nước.

Nó được trồng khá phổ biến trong những hồ thủy sinh hoặc trồng trong tiểu cảnh hòn non bộ. Chúng phát triển mạnh mẽ trong môi trường nước , bạn sẽ không cần tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc.

Tuy nhiên, với tốc độ sinh trưởng nhanh, cây cần được cắt tỉa thường xuyên để tạo môi trường nước thông thoáng cho những sinh vật trong nước khác.

Cây rong la hán xanh (Nguồn Internet)

Cỏ thìa

Cỏ thìa có tên tiếng anh là Sagittaria subulata từ Nam Mỹ. Đây là loại cây thân bò. Nếu trong điều kiện tốt cây có thể sinh trưởng nhanh và cao đến 50cm. Thỉnh thoảng cây ra lá và có hoa nở ngay trên mặt nước trong hồ thủy sinh.

Cũng giống như cây rong la hán xanh, cỏ thìa cũng là loài cây vô cùng dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây cỏ thìa chỉ cần điều kiện ánh sáng vừa phải, nhiệt độ nước bình thường là có thể sinh trưởng và phát triển tốt.


Cây cỏ thìa trồng thủy sinh (Nguồn Internet)

Cỏ cọp

Cỏ Cọp tên khoa học là Vallisneria spiralis ‘Tiger’, có nguồn gốc từ châu Á. Lá cây ngắn khoảng 30-50cm và chiều rộng lá khoảng 2-3cm. Nhờ chiều rộng nhỏ nên cây không làm mất ánh sáng của các loại động vật thủy sinh khác trong hồ.

Thuộc nhóm những cây thủy sinh dễ chăm sóc, cỏ cọp mang trong mình một vẻ đẹp mới lạ. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ta nên đặt các loại cây này ngay trong dòng chảy lưu thông của bể nước.

Cây cỏ cọp (Nguồn Internet)

Trân châu thường

Cây trân châu thường là một loại cây thủy sinh phổ biến. Nếu được sống trong một môi trường nước thuận lợi, có nhiều CO2, đầy đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng và nhiệt độ nguồn nước không quá nóng, trân châu thường sẽ phát triển khá nhanh, tạo ra một cảnh quan đẹp mắt cho bể cá nhà bạn.

Nhiệt độ trồng cây trân châu thường lý tưởng là từ 15-30 độ.


Cây trân châu ngọc trai trồng thủy sinh (Nguồn Internet)

Cây Súng thủy sinh

Cây Súng thủy sinh thuộc họ Súng, có tên khoa học là Nymphaeaceae. Là một loại thực vật đặc trưng của Việt Nam, súng thủy sinh là giống cây sống trong bùn và rất dễ trồng. Cây sinh trưởng và phát triển tốt quanh năm. Cây súng ưa ánh sáng, nên cần được trồng ở nơi trống trải, có ánh sáng mặt trời.

Nếu bạn trồng trong chậu thì nên đặt chúng ra nơi có ánh sáng thoáng gió cho chúng phát triển. Cần giữ nước trong chậu hoặc hồ luôn đầy, tưới thêm nước cho phần thân vươn khỏi mặt nước.

Cây súng thủy sinh (Nguồn Internet)

Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh

Các loài cây thủy sinh khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng, khả năng phát triển khác nhau. Đặc điểm chung là chúng có thể sinh trưởng trong nền đất ẩm hoặc ngập nước.

Cây thủy sinh để bàn

Cách trồng

  • Chuẩn bị một chậu nước có kích thước phù hợp với nhu cầu của bạn và phải đủ diện tích để rễ cây phát triển.
  • Tách cây đã được nuôi lớn trong chậu đất ra. Rửa sạch phần rễ trong nước và loại bỏ những rễ bị hỏng.
  • Sau cùng, bạn đặt cây vào chậu nước. Thêm một ít sỏi vào chậu cho đẹp vừa để giữ cho cây đứng vững.

Cách chăm sóc

  • Thay nước cho cây với tần suất 1- 2 lần/tuần. Cây nên được sống trong nguồn nước sạch, không nhiễm chất độc hại.
  • Để cây mau lớn, bạn có thể hòa thêm một chút chất dinh dưỡng trong nước.
  • Vào những ngày độ ẩm cao, bạn chỉ nên thay nước 7 – 10 ngày/lần. Nếu thời tiết hanh khô, khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày là khoảng thời gian thích hợp để thay nước cho cây.

Tác dụng: những loại cây thủy sinh để bàn sẽ khiến không gian làm việc của bạn thêm tươi mới Chúng có tác dụng lọc không khí, ngăn chất độc mang lại bầu không khí trong lành cho người sử dụng.

Một số loài cây thủy sinh để bàn thông dụng: trúc phú quý, cây trầu bà, cây tiên ông, cây cỏ đồng tiền, dây thường xuân,…

Cây lan như ý trồng thủy sinh để bàn làm đẹp không gian làm việc (Nguồn Internet)

Cây thủy sinh bể cá

Cách trồng:

  • Nên trồng trực tiếp cây trên nền đáy bể, ẩn sâu trong sạn sỏi, cát để cây hấp thu dinh dưỡng và phát triển đều.
  • Phải để một khoảng trống giữa gốc cây với phần lá cây để tránh tình trạng lá bị ngập lún, bị hỏng gây ô nhiễm môi trường nước.
  • Với những loại cây chỉ có thân mang lá không có rễ, khi trồng cần cắt hết các lá ở phía gốc và cắm thân xuống nền của bể.

Cách chăm sóc:

  • Bạn có thể hòa thêm một chút chất dinh dưỡng trong nước để cây sinh trưởng xanh tốt
  • Nên cắt tỉa, dọn bể thường xuyên nếu cây phát triển quá nhanh.
  • Cần giữ gìn sự cân bằng đối với oxy, hòa tan khí cacbonic trong bể để cây sinh trưởng tốt.
  • Nên thay nước bể cá khoảng 1-2 tuần/lần và chỉ thay khoảng 30-50% lượng nước trong bể.

Tác dụng: có khả năng hấp thụ amoniac trong nước và cung cấp oxi trong môi trường, cây thủy sinh được ví như một “nhà máy” góp phần cải thiện môi trường nước cũng như hạn chế sự phát triển của những loại rêu, tảo có hại.

Những điều lưu ý khi trồng cây thủy sinh

Ánh sáng:

  • Mức độ ánh sáng của bể sẽ là nhân tố quyết định bạn có thể trồng loại cây gì và cách bố trí phù hợp của chúng trong bể.
  • Các vị trí khác nhau trong bể sẽ có lượng ánh sáng khác nhau, phù hợp với điều kiện ánh sáng của từng loài.

Dinh dưỡng:

  • Trồng thủy sinh rất dễ điều chỉnh môi trường dinh dưỡng vì thế với mỗi loại cây bạn cần phải tìm hiểu kĩ môi trường phù hợp để bổ sung các dưỡng chất hợp lý.
  • Nên bổ sung dinh dưỡng cho bể sau một thời gian sử dụng.

CO2

  • Nồng độ CO2 giúp duy trì sự ổn định của nước, nồng độ CO2 quá loãng hoặc quá đậm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Với những điều trên, hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức trong việc bố trí cũng như chăm sóc các loại cây thủy sinh trong gia đình. Để biết thêm thông tin về những loại cây cảnh khác, hãy truy cập website VOH nhé!

Trồng hoa bồ công anh sao cho đúng cách?: Bồ công anh vừa là loài hoa trang trí lung linh cho sân vườn, lại vừa là bài thuốc dân gian hữu hiệu.
Cây Ngũ Gia Bì - Ngoài lọc không khí còn những ý nghĩa phong thủy bạn không ngờ: Cây Ngũ Gia Bì là một loại cây quý với nhiều tên gọi khác nhau như cây sâm non, cây sâm nam,... Cây thường được làm cây cảnh dùng để trang trí trong nhà, trong sân vườn.
Bình luận