Chờ...

Bị phản ánh khi tăng phí 4 tuyến cao tốc: VEC nói gì?

(VOH) - Từ ngày 1/1, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) điều chỉnh tăng phí 4 tuyến đường bộ cao tốc.

Chủ phương tiện đi trên cao tốc của VEC cho rằng, từ thời điểm này thuế VAT không còn được giảm 2% (từ 10% xuống 8% như năm 2022), nhưng khi hết giảm thuế mức phí mới lại cao hơn thời điểm chưa giảm thuế.

Như tại Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, trước đây chủ xe con đi đoạn Long Phước - Dầu Giây là 100.000 đồng/lượt, sau khi giảm thuế VAT còn 98.000 đồng/lượt, nhưng từ ngày 1/1 tăng lên 102.000 đồng/lượt.

Bị phản ánh khi tăng phí 4 tuyến đường bộ cao tốc: VEC nói gì? 1
Ảnh: Hà Lan

Trước phản ánh thu phí cao quá mức khi thuế VAT trở về 10% trên các tuyến cao tốc, ông Nguyễn Công Hưng, Chánh văn phòng Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho hay, từ ngày 1/2 đến 31/12/2022, Chính phủ giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% cho các phương tiện qua trạm thu phí giao thông.

Từ ngày 1/1/2023 thuế VAT trở về 10% nên các tuyến đường, cao tốc có thu phí đưa mức thuế VAT trở lại 10% như trước đây.

Đại diện VEC cho biết, phương thức thu phí hệ thống đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư là phương thức thu phí kín. Khi chưa áp dụng thu phí không dừng chủ phương tiện trả phí bằng tiền mặt.

Xem thêm: Điểm tin sáng 5/1: Mạng Mobifone mất sóng trên diện rộng | Xếp hàng mòn mỏi chờ đăng kiểm

Để phù hợp với các mệnh giá tiền lẻ, VEC tính toán giá vé đường cao tốc trên nguyên tắc làm tròn các mệnh giá cước phí. Phần lớn việc làm tròn đều giảm so với giá trị thực được tính toán theo hướng có lợi cho người tham gia giao thông.

Tuy nhiên, từ tháng 8/2022, các tuyến đường này áp dụng thu phí không dừng nên không làm tròn số tiền phí theo hướng có lợi cho người dân như khi thu tiền mặt.