Phát biểu tại hội nghị hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thủ Đức (mở rộng) vào chiều 10/12, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên ghi nhận những nỗ lực của chính quyền TP Thủ Đức trong suốt thời gian qua.
Bí thư Nên cũng điểm qua những mặt chưa được: một số chương trình đề án kế hoạch đề ra còn chậm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; tỷ lệ giải quyết vụ việc hành chính còn trễ, hồ sơ thủ tục liên quan đến đất đai còn tồn đọng nhiều, người dân phản ánh; một số dự án triển khai chậm, tiến độ giải quyết chính sách bồi thường tái định cư 1 số dự án trọng điểm còn nhiều vướng mắc.
Công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng cũng còn một số mặt hạn chế, vẫn còn tình trạng xây dựng không phép, mất trật tự, các vấn đề về an toàn giao thông… vẫn chưa đảm bảo. Cạnh đó, thu ngân sách, các chỉ tiêu phát triển cũng chưa đạt.
Xem thêm: TPHCM: Đẩy nhanh việc xây dựng 3 trạm thu gom, xử lý nước thải đô thị khu vực TP Thủ Đức
Góp ý cho phương hướng phát triển của TP Thủ Đức trong thời gian tới, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng cần dự báo trước tình hình năm 2023 với những biến động khó lường về chính trị, kinh tế thế giới, hoạt động doanh nghiệp, xuất khẩu vẫn đang khó khăn; có nguy cơ suy thoái kinh tế…
Bí thư Thành ủy nhìn nhận: “Riêng đối với TP Thủ Đức, lãnh đạo TP luôn chia sẻ, thấu hiểu với khó khăn hiện tại. Dù vậy, cần phải nghĩ xem làm thế nào để TP Thủ Đức tạo ra bước đột phá để tối ưu hóa nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh đúng theo mong muốn. Đây là vấn đề không đơn giản”.
Người đứng đầu Thành ủy TP lưu ý với chính quyền địa phương một số điểm. Trong đó, qua tổng kết nghị quyết, 16 Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò, vị trí, tiềm năng và sứ mệnh của TPHCM; cùng với nghị quyết 24 đã đặt ra cho TPHCM những nhiệm vụ trọng yếu.
Bí thư Nên nhấn mạnh, hạt nhân của những điểm đó nằm ở TP Thủ Đức. Có nhiều vấn đề mà vai trò TP Thủ Đức rất quan trọng đối với TPHCM, cần xác định vai trò hạt nhân của TP Thủ Đức và chuẩn bị tâm thế luôn nghĩ xa hơn, rộng hơn.
Khi thành lập TP Thủ Đức, Nghị quyết 26 của Thành ủy TPHCM cũng đặt ra sứ mệnh phải xây dựng, hoàn thiện Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trở thành khu đô thị tương tác cao ở phía Đông TP. Bí thư Nên nói rằng, TP đang tập hợp những cơ chế chính sách mang tính đặc thù cho TP Thủ Đức, từ đó xin chủ trương phân cấp, phân quyền để chủ động hơn, hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
“Nếu như không có cơ chế, chính sách mang tính riêng biệt cho TP Thủ Đức thì khó mà làm được”- Bí thư Nên nói.
Năm 2022, thu ngân sách TP Thủ Đức khó đạt chỉ tiêu Theo tờ trình về báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, trong năm 2022, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ TP Thủ Đức ước thực hiện hơn 94.159 tỷ đồng (đạt 119%); giá trị sản xuất ngành công nghiệp ước thực hiện 38.954 tỷ đồng (đạt 112,66%) kế hoạch năm 2022. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 19.818 tỷ đồng (đạt 92% chỉ tiêu pháp lệnh). Phó Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức Nguyễn Phước Hưng cho biết, tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2022 dự ước không đạt chỉ tiêu. Tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn TP và địa phương đạt 44,8%/ tổng kế hoạch vốn; tỷ lệ giải quyết hồ sơ đất đai còn trễ hạn 6,4% (chỉ tiêu 4%). |