Tiêu điểm: Nhân Humanity

Môi trường TP.HCM và vùng phụ cận - Bài 3: Đi tìm lời giải

(VOH) - Ô nhiễm môi trường cũng là tác nhân gây nên tình trạng biến đổi khí hậu. Các chuyên gia trên thế giới đã cảnh báo, Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ chịu tác động khá nặng nề của sự biến đổi này.

 

Trong khi đó theo kịch bản chống biến đổi khí hậu do Bộ Tài Nguyên và MÔi Trường công bố thì TPHCM và các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng xâm nhập mặn và nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra . Do đó , không có cánh nào khác là phải bảo vệ môi trường , đây cũng là cách để có được một sự phát triển bền vững ở hiện tại và tương lai.

Song để giải quyết bài toán về ô nhiễm môi trường hiện nay ở TPHCM cũng như vùng phụ cận không thể chỉ diễn ra ngày một ngày hai vì tình trạng này đã tồn tại trong suốt một thời gian dài. Đối với ô nhiễm nguồn nước ở các tuyến kênh rạch, rõ ràng nguyên nhân được xác định là do nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ra. Cái chính dẫn đến thực trạng này chính là do doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng hệ thống xử lý nước thải , hoặc chậm trể trong xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung của từng khu công nghiệp -khu chế xuất trong khu vực . Ở TPHCM vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, qua việc giám sát môi trường , ngành chức năng đã phát hiện hàng loạt các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường , nổi đình đám nhất có lẽ là vụ công ty thuộc da Hào Dương xả thải nguy hại chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền. Rồi Ban quản lý các KCX-KCN TPHCM cũng công bố 26 doanh nghiệp nằm trong danh sách đen ở 13 khu chế xuất- khu công nghiệp xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Đề cập đến biện pháp giải quyết vấn đề nước thải tại các KCX-KCN , ông Phạm Thanh Trực -trưởng phòng quản lý môi trường - ban quản lý các KCX-KCN cho biết:

 

 

Việc hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCX-KCN tại TPHCM cũng như tại các khu công nghiệp của các tình lân cận hiện nay đã phần nào hạn chế được nguồn thải chưa qua xử lý ra môi trường. Sở Tài Nguyên và Môi Trường TPHCM cũng cho biết, hiện TP đang tiến hành cải tạo lại hệ thống các kênh rạch để hạn chế mức độ ô nhiễm và giám sát nguồn thải tại các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp , các con kên bị ô nhiễm nặng được ưu tiên cải tạo lại như con kênh Ba Bò, kênh Tham Lương đã được đề cập đến . Ông Nguyễn Văn Phước -PGĐ Sở TN và MT nói:

 

 

Còn để giải quyết triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường, ông Nguyễn Thành Tài - Phó chủ tịch UBNDTP cho biết sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để cùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững:

 

 

Trên thực tế, hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường tại TPHCM cũng như và vùng phụ cận bấy lâu nay còn là do sự coi thường pháp luật về bảo vệ môi trường của không ít doanh nghiệp , chính vì vậy mà mới có trường hợp hàng loạt các doanh nghiệp cố tình lắp đặt đường ông xả thải trực tiếp chưa qua xử lý ra sông rạch , gây báo động về ô nhiễm…. Do đó, một trong những điều kiện để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường chính là những chế tài thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường. Mặc khác, ý thức của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng không kém phần quan trọng. Ông Đặng Văn Khoa -chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TPHCM cho rằng:

 

 

Nghị định 117 /2009/ NĐ_CP của Chính phủ vừa ra đời và có hiệu lực thi hành đầu tháng 3 năm 2010 cũng sẽ là cơ sở giúp ngành chức năng các địa phương mạnh tay hơn đối với trường hợp vi phạm. Đặc biệt là đối với những trường hợp vi phạm lớn như Vedan , Hào Dương hoặc Tung Kuang gây ô nhiễm nguồn nước mới được phát hiện gần đây. Riêng, để bảo vệ nguồn nước ở các lưu vực sông , trong đó có lưu vực sông Sài Gòn - sông Đồng Nai, Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường-Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Bùi Cách Tuyến khẳng định:

 

 

Cắt đứt nguồn thải chưa qua xử lý là cách giải quyết bài toán về nguồn nước lưu vực sông Sài Gòn và sông Đồng Nai . Đây không chỉ góp phần bảo vệ môi trường , môi sinh mà còn là bảo vệ nguồn nước sinh hoạt chính cho hàng triệu hộ dân của TPHCM và vùng phụ cận.

Mỹ Trang

 

 

Môi trường TPHCM và vùng phụ cận: Bài 2 - Ô nhiễm không khí - giải pháp cần nhưng chưa đủ

 

 

Môi trường TPHCM và vùng phụ cận - Bài 1: Cận cảnh về ô nhiễm nguồn nước

 

Bình luận